Những cơn đau co thắt ở vùng bụng vào tuần thai 37 khiến cho người mẹ cảm thấy khó chịu và nghĩ ngay đó là dấu hiệu chuyển dạ chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đau bụng xảy ra là những cơn đau chuyển dạ giả khiến người mẹ dễ nhầm lẫn. Vì vậy, thai phụ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mang thai 37 tuần đau bụng dưới nhằm phân biệt đau bụng lành tính và nguy hiểm.
1. Nguyên nhân khiến thai 37 tuần đau bụng dưới
Đôi khi, trường hợp thai 37 tuần đau bụng dưới xuất phát từ nguyên nhân thai phụ quá lo lắng và căng thẳng. Lúc này, thai nhi đã lớn, tạo áp lực lên vùng xương chậu, thường xuyên gây tức và đau bụng dưới. Sau đây là những nguyên nhân lành tính dẫn đến trường hợp phụ nữ mang thai 37 tuần đau bụng dưới:
1.1. Đau dây chằng tròn
Hiện tượng này xảy ra khi dây chằng bao quanh tử cung, quanh vùng xương chậu của thai phụ căng ra và dày lên. Điều này nhằm hỗ trợ và nâng đỡ tử cung ngày một phát triển. Những thay đổi này khiến thai phụ cảm thấy đau một hoặc hai bên phần bụng. Trường hợp những cơn đau bất thường, khó chịu, kéo dài, thai phụ nên đi khám để biết rõ nguyên nhân.
[lo_irp post=’106650′]
1.2. Do hiện tượng táo bón và khí hư
Vào cuối giai đoạn thai kỳ, lượng hormone progesterone trong cơ thể thai phụ tăng cao. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm chậm sự chuyển hóa chất dinh dưỡng. Điều này gây nên hiện tượng táo bón và khí hư, khiến phụ nữ mang thai 37 tuần đau bụng dưới.
1.3. Những cơn gò chuyển dạ giả
Những cơn co giả Braxton Hicks là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới ở tuần thai thứ 37. Đặc tính của những cơn gò này là gò từng cơn không đều đặn, kéo dài. Đôi lúc, hiện tượng co thắt có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới, khi nằm nghỉ sẽ hết đau.
2. Những biến chứng nguy hiểm khi thai 37 tuần đau bụng dưới
Bên cạnh những nguyên nhân không nguy hiểm nói trên, trường hợp đau bụng dưới ở tuần thai thứ 37 còn xảy ra cùng những biến chứng khác:
- Sảy thai. Tình trạng này xảy ra khi thai phụ bị chảy máu âm đạo và đau bụng dưới đều đặn. Những cơn đau như trong lúc hành kinh. Lúc này, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.
- Bong nhau thai. Ở tình trạng này, nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi thai phụ chuyển dạ. Khi bong nhau thai, người mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, chảy máu, đau lưng và những cơn co thắt mạnh ở bụng.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu. Hiện tượng này xảy ra khi thai phụ đi tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi lạ. Nếu nhiễm trùng nặng, thai phụ sẽ bị sốt, ớn lạnh, tiểu ra máu và mủ, đau thắt ở vùng bụng dưới.
3. Một số lưu ý cho trường hợp thai 37 tuần đau bụng dưới
- Theo dõi kỹ, nếu như xuất hiện triệu chứng co thắt vùng bụng dưới kèm theo chứng tiêu chảy, đau lưng.
- Cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều vitamin và khoáng chất, tập những bài thể dục nhẹ nhàng cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế quan hệ tình dục để tránh gây ra những cơn đau ở dạ con.
- Chú ý việc di chuyển trong giai đoạn này vì bụng của thai phụ đã lớn nên rất khó giữ thăng bằng.