Phụ nữ mang thai 31 tuần bị phù chân thường cảm thấy khó chịu và bất tiện trong chuyện đi lại. Vì vậy, thai phụ cần nắm rõ những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này để duy trì sức khỏe của cả thai nhi lẫn thai phụ.
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thai 31 tuần bị phù
Thông thường vào những tuần cuối thai kỳ, thai phụ thường trải qua hiện tượng phù chân. Hiện tượng này thường gây bất tiện và khó chịu cho các thai phụ. Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai 31 tuần bị phù:
- Sự tăng lên về trọng lượng gây áp lực lên đôi chân khiến chân trở nên sưng phù.
- Tĩnh mạch của người mẹ bị thai nhi chèn ép khiến máu khó lưu thông về tim được và tích tụ lại ở chân gây nên hiện tương sưng phù.
- Do tăng hàm lượng muối và suy giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống
- Thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ
- Do tư thế ngồi vắt chéo chân, mặc đồ quá chật, 31giữ một tư thế quá lâu,…
- Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai 31 tuần bị phù chân còn do mắc các bệnh như táo bón, bệnh phổi mãn tính.
2. Phụ nữ mang thai 31 tuần bị phù chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng thai 31 tuần bị phù thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ. Tuy nhiên nó thường khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, đau đớn, việc đi lại trở nên khó khăn. Lúc này, thai phụ cần nghỉ ngơi và biết cách chăm sóc cơ thể để giảm chứng phù nề ở chân.
Nếu sau khi nghỉ ngơi, thấy chứng phù giảm rõ rệt, không gây ảnh hưởng đến huyết áp thì đây được gọi là chứng phù sinh lý. Lúc này, tình trạng phù chân không gây nguy hại đến thai nhi lẫn thai phụ.
Tuy nhiên, nếu sau khi nghỉ ngơi, hiện tượng phù chân vẫn không thuyên giảm, kèm theo những triệu chứng sưng to, da căng bóng, nhấn vào thấy lõm, thể trọng tăng quá mức, huyết áp thay đổi, đây là hiện tượng không bình thường. Lúc này thai phụ cần thận trọng và cảnh giác hơn.
Thai phụ cũng nên cảnh giác khi tình trạng chân bị sưng phù kéo dài kèm theo chứng nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật, cảnh báo nguy cơ của hội chứng cao huyết áp vô cùng nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn thai phụ.
3. Những cách giúp hạn chế tình trạng thai 31 tuần bị phù
Những cách chăm sóc phụ nữ mang thai 31 tuần bị phù chân sau đây sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng phù, khiến thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn, tránh nguy cơ tiền sản giật:
3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Lúc này, thai phụ cần bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Bên cạnh đó, thai phụ cần hấp thu đầy đủ sắt trong thai kỳ để đảm bảo đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể mẹ và bé. Đặc biệt, thai phụ cần tránh thức ăn mặn vì loại này khiến cơ thể người mẹ tích nước gây hiện tượng sưng phù.
3.2. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch khiến việc lưu thông máu về tim trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kê cao chân lên gối khi ngủ. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch.
Việc nhịn đi tiểu sẽ khiến cho mức độ sưng phù ngày càng tăng cao. Vì thế thai phụ không nên nhịn tiểu. Đồng thời, thai phụ nên uống đủ nước nước mỗi ngày, khoảng từ 2-2,5 lít nước.
Bạn không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Trong khi làm việc, bạn nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, co duỗi hai chân thường xuyên để khí huyết lưu thông. Bạn cần tránh ngồi xếp bằng hoặc bắt chéo chân vì tư thế này thường khiến thai phụ cảm thấy mỏi chân do quá trình tuần hoàn máu xuống chân bị cản trở.