Những điều cần làm khi mang thai 31 tuần bị chuột rút

Tình trạng mang thai 31 tuần bị chuột rút khiến thai phụ cảm nhận những cơn co rút ở vùng bụng và bắp chân. Đối với hầu hết các trường hợp, đây là triệu chứng thường gặp vào giai đoạn cuối thai kỳ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút liên quan đến tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân mang thai 31 tuần bị chuột rút

  • Do sự tăng cân đột ngột. Khi thai phụ tăng cân, các cơ chi dưới phải vận động đến nâng đỡ cả cơ thể. Điều này dẫn đến trường hợp căng cơ, mỏi cơ gây nên hiện tượng chuột rút.
Những điều cần làm khi mang thai 31 tuần bị chuột rút
Tình trạng mang thai 31 tuần bị chuột rút khiến thai phụ cảm thấy khó chịu. (Nguồn internet)
  • Tử cung lớn dần ở tuần thai thứ 31. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút khi mang thai. Việc tử cung phát triển tạo áp lực lên các mạch máu trong đó có các mạch máu dưới chân, mạch máu về tim và mạch máu của dây thần kinh từ tủy sống đến chân.
  • Thiếu chất khoáng. Hiện tượng thiếu các loại chất khoáng như canxi, kali, magie cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai. Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người mẹ tăng cao để phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút canxi để truyền sang cho con. Điều này khiến cơ bắp thai phụ bị đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

2. Mang thai 31 tuần bị chuột rút có nguy hiểm không?

Thông thường, mang thai 31 tuần bị chuột rút thường không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của thai nhi và thai phụ. Tuy nhiên, tình trạng chuột rút cũng gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người mẹ. Lúc này, giấc ngủ của người mẹ không được đảm bảo khiến sức khỏe bị kiệt quệ nhanh chóng.

Mang thai 31 tuần bị chuột rút có nguy hiểm không?
Mang thai 31 tuần bị chuột rút thường không gây ảnh hưởng nặng nề. (Nguồn internet)

Bên cạnh đó, tình trạng chuột rút nặng nề vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và thai phụ. Lúc này, bụng bầu lớn đầu, tử cung mở rộng khiến hiện tượng chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt, những cơn chuột rút đột ngột, cường độ cao có thể khiến thai phụ bị ngã, dẫn đến trường hợp sảy thai, động thai. Vì thế, thai phụ cần tìm hiểu kỹ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả, kịp thời.

3. Cách khắc phục tình trạng mang thai 31 tuần bị chuột rút

  • Khi bị chuột rút, thai phụ nên duỗi thẳng chân, nhẹ nhàng uốn con từng ngón chân về phía cẳng chân.
Cách khắc phục tình trạng mang thai 31 tuần bị chuột rút
Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng. (Nguồn internet)
  • Thai phụ có thể nhờ người thân dùng tay đỡ gót chân để làm chân thẳng ra, nếu bị chuột rút ở bụng thì nên nằm thư giãn, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút
  • Dùng một viên đá lạnh đặt lên vùng bị chuột rút, lúc này, cảm giác đau sẽ dần biến mất. Sau khi đỡ đau, bạn nên đi lại để lưu thông mạch máu, cho cơn đau hết hẳn.

[lo_irp post=’106461′]

4. Phòng chống tình trạng chuột rút khi mang thai

  • Không nên duy trì một tư thế trong một thời gian dài, nên thay đổi những tư thế khác nhau để các cơ được thư giãn
  • Tránh tình trạng ngồi vắt chéo chân, nên co duỗi bắp chân thường xuyên
  • Nên vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn
Phòng chống tình trạng chuột rút khi mang thai
Khi ngủ, thai phụ nên gác chân lên gối cao, nằm nghiêng sang bên trái. (Nguồn internet)
  • Chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe thai nhi tuần 31: xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung canxi đúng cách, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu canxi
  • Không nên làm những công việc nặng nhọc trong những tháng cuối thai kỳ
  • Tắm bằng nước ấm. Bên cạnh đó, thai phụ có thể ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng trước khi đi ngủ
  • Khi ngủ, thai phụ nên gác chân lên gối cao, nằm nghiêng sang bên trái để không tạo áp lực lên tim, giúp tim hoạt động đủ công suất, bơm máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là xuống chân.
Facebook
Twitter
LinkedIn