Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là hiện tượng mà hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải. Trẻ sơ sinh bị vàng da khi tế bào hồng cầu chết đi sẽ vỡ ra và chuyển hóa thành Bilirubin. Bilirubin là một chất ở sắc tố màu vàng. Bilirubin càng nhiều trong máu thì mức độ vàng da càng cao.
[lo_irp post=’379′]
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Tùy thuộc vào loại vàng da bệnh lý hay vàng da sinh lý để trả lời câu hỏi: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là loại vàng da mẹ ở mức độ nhẹ, mức độ bilirubin trong máu ít. Loại này xuất hiện sau khi sinh từ 2-3 ngày, mức độ vàng da tăng dần đến ngày thứ 7-10 rồi hết.
Loại vàng da này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Triệu chứng là vàng mắt, vàng mặt và ngực. Trường hợp này bé vẫn khỏe mạnh và bú mẹ tốt.
Vàng da bệnh lý
Ở loại vàng da này, chất bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không đào thải kịp. Hậu quả là Bilirubin có thể thẩm thấu vào não gây tổn thương não mà không thể phục hồi.
Vàng da bệnh lý chia làm hai loại:
- Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp. Loại vàng da này xuất hiện sớm trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau sinh. Điều đặc biệt là vàng da sẽ lan toàn thân khi mức độ bilirubin trong máu tăng lên.
Loại vàng da này tiến triển nhanh và kéo dài lâu hơn vàng da bệnh lý. Triệu chứng: bé lười bú, người uể oải, gan lách to, thậm chí co gồng và ngưng thở khi vàng da quá nặng
- Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp. Loại vàng da này xuất hiện muộn hơn, khoảng 2 tuần sau sinh. Triệu chứng: phân màu nhạt, nước tiểu màu sậm. Bên cạnh đó là trẻ bú kém, chậm lên cân. Loại vàng da này đa số do những dị dạng bẩm sinh đường dẫn mật hoặc do bệnh lý bẩm sinh ở gan.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
- Đối với những trường hợp nhẹ như vàng da sinh lí, mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà bằng cách tắm nắng. Mẹ có thể mang bé ra ngoài tắm nắng vào khoảng từ 7-8h30 sáng. Vì lúc này, ánh sáng mặt trời dịu nhẹ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Ngoài ra, việc tắm nắng cung cấp Vitamin D giúp chống lại nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra mẹ nên cho bé bú mẹ thường xuyên. Điều này giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Mẹ nên theo dõi những triệu chứng vàng da mỗi ngày trong 7-10 ngày sau sinh.
- Đối với trường hợp nặng hơn như vàng da bệnh lý: cần đem bé đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Thông thường, việc điều trị vàng da bệnh lý được thực hiện bằng phương pháp chiếu đèn và thay máu.
Đối với phương pháp chiếu đèn, ánh sáng đèn biến Bilirubin thành chất không độc. Trong phương pháp này, bilirubin được thải ra cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu.
Phương pháp thay máu giúp lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết – câu hỏi đã được giải đáp cụ thể. Bởi vì ranh giới giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý rất mong manh. Thế nên khi có điều kiện, bạn hãy đưa con đến khám để được điều trị kịp thời nhé.