Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh an toàn

Vệ sinh rốn là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ, điều này tạo không ít khó khăn. Sau đây là tổng hợp những điều bạn cần biết về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, cùng Giadinhtre tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả
Vệ sinh rốn là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ

Bạn nên rửa tay kĩ bằng xà phòng diệt khuẩn sau đó dùng cồn 90 độ sát trùng lại một lần nữa trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Bước 2: Chuẩn bị nước

Nước dùng để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nên là nước ấm. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách đặt cổ tay hoặc khuỷu tay vào nước.

Bước 3: Vệ sinh rốn

  • Tháo băng rốn (nếu có) nhẹ nhàng và quan sát xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
  • Nhúng một miếng bông hoặc đầu tăm bông vào nước ấm. Sau đó vắt bớt nước rồi nhẹ nhàng lau theo thứ tự: chân rốn, thân cuống rốn, bề mặt cuống rốn, vùng xung quanh cuống rốn từ trong ra ngoài.
  • Tiếp theo, bạn lau lại bằng một chiếc khăn mềm, khô và sạch.
  • Cuối cùng, bạn đắp một miếng gạc vô trùng lên vùng rốn rồi dùng băng dính y tế băng lại. Khi băng, cần thao tác nhẹ nhàng, tránh băng quá kín và chặt vì sẽ khiến vùng rốn bị bí, khó thoát hơi. Bạn chỉ nên băng rốn trong 2-3 ngày đầu. Những ngày tiếp theo, bạn có thể để rốn hở hoặc phủ một lớp gạc mỏng để rốn thông thoáng, nhanh khô hơn.

[lo_irp post=’104554′]

Những điều cần lưu ý trong cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng
Bạn nên để cuống rốn rụng tự nhiên, không nên giật nó ra trước thời hạn. (ảnh minh họa)
  • Chọn quần áo thoáng mát cho bé để lưu thông không khí. Bạn không nên quấn tả hoặc bỉm đè lên rốn, vì khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn càng nhanh khô và dễ rụng hơn. Tránh trường hợp băng rốn quá chật. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  • Để cuống rốn rụng tự nhiên, không nên giật nó ra trước thời hạn. Trường hợp, giật cuống rốn khi rốn chưa đủ “chín” có thể gây chảy máu và nhiễm trùng rốn.
  • Không nên để em bé ngâm mình trong bồn tắm khi chưa rụng rốn. Khi tắm cho trẻ sơ sinh, bạn nên hạn chế để rốn của bé bị ướt. Rốn bé bị ướt không chỉ kéo dài thời gian rụng rốn mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh rốn 1 ngày/ lần, nếu rốn bé dính bẩn (phân hoặc nước tiểu), bạn cần vệ sinh thêm lần nữa.
  • Không nên bôi thuốc lạ cho trẻ. Theo các chuyên gia y tế, bạn nên để rốn tự nhiên, không nên bôi, đắp thứ gì lên rốn của bé. Điều này giúp tránh tình trạng nhiễm trùng rốn và để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị nhiễm trùng rốn

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng
Bạn cần cẩn thận trong cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Nếu bạn không thực hiện đầy đủ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nói trên, bé có thể bị nhiễm trùng rốn. Trường hợp này xảy ra khi cuống rốn của trẻ có những biểu hiện bất thường như có mùi hôi, dịch vàng, mủ và sưng đỏ. Trong trường hợp này, bạn nên dùng bông tăm thấm cồn 35 độ để làm sạch lỗ rốn. Sau đó dùng cồn 3% để lau sạch phần mủ và dịch tiết ra.

Trường hợp mặt ngoài rốn đã đóng vảy nhưng mủ vẫn tiết ra, bạn có thể dùng bông thấm Nitrofurazone 0.1% để đắp rốn cho bé trong khoảng từ 3-4 lần/ ngày. Với những triệu chứng nặng nề hơn: chảy mủ kéo dài, sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.

Facebook
Twitter
LinkedIn