Kinh nghiệm sinh mổ từ A-Z cho các mẹ bầu

Sinh mổ là một phương pháp sinh đẻ phổ biến ở các mẹ bầu hiện nay. Khác với ngày xưa, bây giờ các mẹ có thể chủ động chọn phương pháp này để sinh. Tuy nhiên để tránh có những biến chứng về sau, bạn nên có kinh nghiệm sinh mổ vững vàng.

Sự khác biệt giữa sinh mổ và sinh thường

bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh mà không hề đau đớn. Đó là kinh nghiệm sinh mổ được truyền lại.
Theo kinh nghiệm sinh mổ của các bà mẹ, các mẹ sẽ không mất quá nhiều sức để rặn đẩy bé ra ngoài như sinh thường. ( ảnh minh họa)

Khi sinh mổ, các mẹ sẽ không mất quá nhiều sức để rặn đẩy bé ra ngoài như sinh thường. Và khi sinh thường gặp phải những trường hợp rủi ro sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng sức khỏe của mẹ sinh thường lại nhanh chóng hồi phục hơn.

[lo_irp post=’395′]

Nếu đã quyết định chọn sinh mổ, bạn có thể chọn được ngày ra đời của bé yêu. Đồng thời, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh mà không hề đau đớn.

Và một điều đặc biệt đó là giữ được thẩm mỹ cho vùng kín của mình. Đây còn là một vấn đề nhạy cảm cho phụ nữ sau khi sinh. Vì đã có rất nhiều phụ nữ đã không còn muốn “ yêu” vì ám ảnh sự đau đớn từ việc sinh bé.

Những tình huống bắt buộc sinh mổ

Mẹ đã sinh mổ lần đầu sẽ có nguy cơ sinh mổ ở lần tiếp theo.
Nếu bé quá to bắt buộc mẹ phải sinh mổ. (ảnh minh họa)

Mặc dù ngày nay bạn đã có thể chọn phương pháp sinh mổ cho bản thân. Nhưng vẫn có một số trường hợp bắt buộc sinh mổ sau đây:

  • Xương chậu của mẹ hẹp, cửa tử cung khó mở rộng.
  • Không đủ sức khỏe để sinh thường. Chẳng hạn như các mẹ bị bệnh tim, cao huyết áp.
  • Mẹ mắc phải các chứng bệnh có thể lây cho con qua hậu môn khi sinh thường như HIV, viêm nhiễm vùng kín…
  • Mẹ đã sinh mổ lần đầu sẽ có nguy cơ sinh mổ ở lần tiếp theo. Trừ trường hợp 2 lần sinh cách nhau từ 3-4 năm. Lúc này vết thương do sinh mổ lần đầu đã hồi phục hẳn và sẽ không biến chứng xảy ra khi sinh thường.
  • Thai có kích thước quá lớn: thai đôi hay đa thai.
  • Em bé không chịu quay đầu.
  • Thai nhi thiếu oxi cũng cần phải áp dụng biện pháp sinh mổ để cứu.
  • Bào thai tách khỏi tử cung sớm, tim thai giảm đột ngộp.

Kinh nghiệm sinh mổ: chuẩn bị trước khi vào phòng mổ

Chuẩn bị quần áo, tả các thứ cho bé và mẹ.
Mẹ và bố hãy chuẩn bị thật kĩ quần áo cho bé trước khi sinh mổ. (ảnh minh họa)

Đối với những mẹ lần đầu sinh mổ sẽ rất hoang mang và lo sợ. Chính vì thế họ cũng sẽ quên đi những bước chuẩn bị quan trọng. Trước khi vào phòng sinh mổ, mẹ cần chuẩn bị những điều sau:

  • Mẹ phải uống thật nhiều nước vào những ngày sắp sinh để tránh táo bón sau sinh.
  • Thực đơn vào những ngày sắp sinh là vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ hãy hạn chế ăn những thức ăn cay, nóng, khó tiêu.
  • Để nhanh chóng hồi phục sau sinh mẹ nên vận động, tập các động tác đơn giản của yoga.
  • Chuẩn bị quần áo, tả các thứ cho bé và mẹ.
  • Hãy cho bé ra đời khi đã tròn 39 hoặc 40 tuần thai. Tránh sinh sớm để bé được khỏe mạnh.
  • Mẹ có thể xem qua một số phim ảnh, video về ca sinh mổ để tránh những bỡ ngỡ.
  • Cuối cùng, mẹ nên chuẩn bị một tinh thần vững chắc, tránh lo sợ. Bình tĩnh, tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ và hợp tác cùng họ vượt qua ca mổ thanh công.

Mẹo hồi phục nhanh sau sinh mổ

Cùng với việc được chăm sóc, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ sẽ nhanh chóng hồi phục ngay thôi.
Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng sau khi sinh mổ. (ảnh minh họa)

Việc hồi phục của mẹ sau khi sinh mổ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cùng với việc được chăm sóc, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ sẽ nhanh chóng hồi phục ngay thôi.

Sau sinh mổ, mẹ nên:

  • Mẹ nên nằm nghiêng và đặt gối dưới lưng để tránh động đến vết mổ. Đây là kinh nghiệm sinh mổ của các bà mẹ đi trước.
  • Hãy cử động, di chuyển nhẹ nhàng trong phòng 24 tiếng sau khi ca mổ kết thúc. Điểu này sẽ giúp khí huyết lưu thông, sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
  • Sau khi hết thuốc tê, mẹ sẽ vô cùng đau đớn. Vì thế nếu không chịu đựng được hãy nói với bác sĩ để uống thuốc giảm đau.
  • Không được vận động mạnh và cầm nắm những vật nặng hơn bé.
  • Nếu uống quá nhiều thuốc giảm đau sẽ gây “tịt” đường sữa. Nhưng theo kinh nghiệm sinh mổ của các bà mẹ trước, bạn cứ cho bé bú để kích thích tuyến sữa. Sau đó, sẽ có sữa ngay cho bé bú thôi.
  • Nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ hãy bổ sung đầy đủ các vitamin A, B, C, K, các thực phẩm giàu canxi và protein vào bữa ăn.
Facebook
Twitter
LinkedIn