Hiện nay, các bà bầu có thể tìm kiếm mọi thông tin về cách chăm sóc thai nhi. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin cũng có thể khiến các bà mẹ bối rối vì không biết thực sự cách nào là tốt nhất. Đôi khi, thực hiện sai cách hay áp dụng quá nhiều phương pháp cùng một lúc cũng không mang lại nhiều tác dụng tích cực cho thai nhi.
Sau đây là 5 điều mà mọi bác sĩ đều muốn các bà mẹ làm trong suốt thai kỳ. Thực hiện tốt 5 điều này tức là bạn đang thực hiện phương pháp đúng đắn trong việc chăm sóc thai nhi rồi đấy.
1. Từ bỏ ý tưởng ăn cho cả hai
Nhiều phụ nữ mang thai bị ám ảnh bởi số calo mà họ cần dung nạp đủ cho cả mẹ và con. Trong suy nghĩ, một vài phụ nữ tin rằng họ nên ăn gấp đôi để đủ cho cả phần của con.
[lo_irp post=’249′]
Làm như vậy là một quyết định sai lầm. Số lượng thức ăn không nói lên được chất lượng của chúng. Nếu để tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đồng thời dẫn đến nguy cơ sinh non, hội chứng tiền sản giật, hoặc có con quá lớn.
Nếu bạn có cân nặng và sức khỏe tốt, bạn không cần thêm nhiều calo trong 3 tháng đầu. Bạn chỉ cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày vào 3 tháng giữa và 450 calo mỗi ngày ở 3 tháng cuối thai kỳ. Như vậy là đủ cho sự phát triển tốt của thai nhi.
Một quả táo, 2 muỗng canh bơ đậu phộng và 180 ml sữa cung cấp 340 calo mỗi ngày. Một miếng ức gà và mẫu bánh mì có thể cung cấp 450 calo.
2. Chích ngừa cúm
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ yếu hơn bình thường. Bị cúm trong khi mang thai có thể gây biến chứng cho tim và phổi (viêm phổi). Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh cảm cúm trong khi mang thai cũng khiến bà mẹ có nguy cơ sinh non. Sốt cao kèm với cúm trong thời gian đầu mang thai có thể tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Một mũi tiêm phòng cúm của mẹ mang thai có thể giúp con phòng bệnh trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy, việc tiêm phòng cúm rất có lợi đối với các bà mẹ và cả thai nhi.
3. Xem lại khả năng sử dụng của toàn bộ các đơn thuốc mà bạn đang dùng
Trước khi mang thai, có thể bạn đang theo đuổi một liệu trình điều trị bệnh nào đó. Các loại thuốc bạn đang uống đều phải được kiểm tra lại. Có thể nó có thành phần không tốt cho thai nhi.
Một số loại thuốc lại không thể ngưng sử dụng ngay lập tức vì sẽ để lại tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, khi mang thai, bạn phải trao đổi với bác sĩ về toa thuốc đang dùng của mình để có những giải pháp hợp lý cho sức khỏe của mẹ và con.
4. Tìm bác sĩ cho con bạn ở 3 tháng cuối thai kỳ
Con bạn cần được theo dõi sức khỏe trước và ngay sau khi chào đời. Vì vậy, việc tìm chọn cho con một người bác sĩ phù hợp là rất cần thiết. Người này sẽ có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe của con bạn đến khi con lớn.
5. Đề nghị sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong các công việc thường ngày
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn dù bạn đang có thai hay không. Mọi công việc đều vẫn không dừng lại khi bạn mang thai. Vì vậy, hãy đề nghị sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Hãy để họ phụ giúp bạn một phần công việc khi bạn đang gặp khó khăn lúc mang thai.
Một số phụ nữ mang thai không đề nghị sự giúp đỡ và cứ thế chịu đựng. Đừng để bản thân bị bất kỳ áp lực nào trong khi ngoài kia rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn.