Giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ được xem là một trong những bệnh lý mãn tính của đường hô hấp. Lúc này, tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây co thắt các cơ thành phế quản, làm sưng phù lớp niêm mạc phế quản. Đồng thời, bệnh làm tiết nhiều chất nhầy trong lòng các phế quản gây khó thở.

1. Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hen phế quản ở trẻ, tuy nhiên, bệnh xuất phát từ 3 thể chính: hen do khởi phát vận động, hen di ứng và hen do virus:

  • Hen do khởi phát vận động. Lúc này, bệnh xảy ra khi trẻ chạy nhảy, vui chơi và tập luyện với cường độ cao. Vì thế trẻ cần nhiều không khí hơn nên sẽ thở nhanh qua miệng. Đường thở lúc này dễ bị hẹp do phản ứng với không khí khô lạnh. Triệu chứng thường thấy là ho, khó thở, ngực nặng.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở trẻ
Bệnh hen phế quản ở trẻ được xem là một trong những bệnh lý mãn tính của đường hô hấp. (Nguồn internet)
  • Hen do dị ứng với phấn hoa, bụi, lông thú cưng, hóa chất, hải sản. Các bậc phụ huynh cần xác định rõ ràng nguyên nhân gây dị ứng để giúp đề phòng sớm bệnh hen phế quản ở trẻ.
  • Hen do virus thường diễn ra sau khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus (RSV hay parainfluenza virus)

2. Cách nhận biết sớm

Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn. Điều này do trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường mắc những bệnh có triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản thắt, bệnh viêm phổi. Bác sĩ thường khó chẩn đoán bệnh của bé ở giai đoạn này.

Bác sĩ thường khó chẩn đoán bệnh của bé ở giai đoạn này.
Việc nhân biết và chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn. (Nguồn internet)

Bạn nên đưa bé đi kiểm tra nếu thấy bé xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Bé có cảm giác nặng ngực
  • Ho dai dẳng, kéo dài, nặng hơn về ban đêm
  • Khó thở, thở khò khè
  • Biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói bếp than ở các khu tập thể
  • Trẻ ăn thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, hến, ốc hoặc các loại hải sản khác
  • Trẻ hay chạy nhảy, chơi đùa

[lo_irp post=’104304′]

3. Cách điều trị

Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện các cơn hen phế quản cấp tính, bạn cần bình tĩnh sau đó thực hiện theo các bước sau:

Để bé tránh xa các tác nhân gây hen

Lúc này bạn cần kiểm tra xem trẻ đã làm gì trước khi cơn hen xuất hiện.
Nếu như trước đó trẻ vận động mạnh, bạn cần đưa trẻ đến những nơi thoáng khí. (Nguồn internet)

Lúc này bạn cần kiểm tra xem trẻ đã làm gì trước khi cơn hen xuất hiện. Nếu như trước đó trẻ vận động mạnh, bạn cần đưa trẻ đến những nơi thoáng khí. Khi trẻ tiếp xúc với hóa chất, lông thú cưng, cần đưa trẻ tránh ra khỏi vùng ảnh hưởng.

Sơ cứu khi bé lên cơn hen

Nếu cơn hen ở mức độ nhẹ, các biểu hiện chỉ mới xuất hiện, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ thở hơn. Trường hợp nặng hơn, khi biện pháp trên không có tác dụng, bạn nên sử dụng xịt thuốc cắt cơn, xịt từ 1-2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 20 phút và chỉ xịt khi các biểu hiện hen vẫn không giảm. Trường hợp nặng hơn, bạn cần gọi điện thoại để cấp cứu, đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Hiện nay có hai loại thuốc chính dùng để điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các loại thuốc này nên sử dụng ở dạng xịt khí, loại này sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.

Bên cạnh đó, để đề phòng bệnh hen phế quản ở trẻ, cha mẹ cần tránh hút thuốc trong giai đoạn mang thai. Ở trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trở xuống, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ, tránh các tác nhân gây kích ứng cơn hen của trẻ.

Facebook
Twitter
LinkedIn