Tiểu cầu là tế bào sinh ra từ tủy xương. Tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu, bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Vì thế bệnh tiểu cầu thấp hay còn gọi là bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ có thể gây nên tình trạng xuất huyết do quá trình đông máu không được thực hiện.
1. Nguyên nhân
Thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ, tuy nhiên hai nguyên nhân chính, phổ biến nhất là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, ở mỗi nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây nên:
- Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi gồm các nhóm bệnh: đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virút nặng gây giảm tiểu cầu…
- Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương gồm các nhóm bệnh: bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương…
Bệnh còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như bị nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus cúm, bệnh quai bị, viêm gan,… Bên cạnh đó, bệnh giảm tiểu cầu còn xảy ra do sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ nhiệt, kháng sinh và cảm cúm.
[lo_irp post=’105183′]
2. Dấu hiệu bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ
Một số triệu trứng để nhận biết trẻ mắc bệnh giảm tiểu cầu như sau:
- Hội chứng chảy máu, đặc biệt ở da và niêm mạc
- Xuất hiện những chấm nhỏ hoặc những mảng bầm máu tụ dưới da
- Thường xuyên chảy máu mũi, lợi chân răng, tai,…
Khi bệnh trở nên nặng hơn, trẻ có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, những nốt xuất huyết đỏ hoặc bầm tím, xuất huyết do xây xát nhẹ trên da thường không kèm theo sốt cao nên dễ bỏ qua. Vì thế, mẹ nên chú ý khi thay quần áo hoặc tắm cho trẻ sơ sinh.
3. Cách chữa trị
Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ thường có những diễn biến cấp tính. Theo các chuyên gia, khoảng 70-80% các trường hợp giảm tiểu cầu có thể trở lại bình thường sau vài tuần đến 3 tháng đi đã được điều trị.
Thông thường, bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ được chữa trị hiệu quả bằng các loại thuốc. Bệnh không thể khỏi nhanh nhưng có thể chữa trị được. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám và điều trị để có thể phục hồi hoàn toàn, không để lại biến chứng.
Trường hợp trẻ bị bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng frednison liều 1-2 mg/kg/ngày, cho trẻ sử dụng tối đa từ 5-10 ngày, sau đó giảm liều lượng đến ngày thứ 10 thì ngừng điều trị. Trường hợp trẻ có những va chạm mạnh sẽ dẫn đến chấn thương, chảy máu rất nguy hiểm. Lúc này, bệnh cần được điều trị lâu dài, bé có thể được truyền tiểu cầu kết hợp với dùng thuốc, thăm khám bác sĩ đều đặn hàng tháng.
Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế cho trẻ vận động mạnh
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, cẩn thận, tránh tình trạng xước niêm mạc miệng và lưỡi
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi
- Thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh và mức độ phục hồi.