Xét nghiệm sàng lọc Triple test cho bà bầu

Xét nghiệm sàng lọc Triple Test là gì?

Đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán
Triple test là một xét nghiệm được thực hiện cho phụ nữ mang thai trong tuần thứ 15-20

Triple test là một xét nghiệm được thực hiện cho phụ nữ mang thai trong tuần thứ 15-20. Xét nghiệm này nhằm kiểm soát nguy cơ của 3 bệnh sau:

  • Hội chứng Down ( 3 nhiễm sắc thể 21)
  • Bệnh 3 nhiễm sắc thể 18 (Hội chứng Edwards)
  • Bệnh của hệ thống thần kinh (Dị tật hở đốt sống và thai vô sọ)

Ngoài xét nghiệm với máu, cái nguy cơ dị tật thai nhi, Xét nghiệm sàng lọc Triple test còn định lượng các yếu tố khác như tuổi tác, cân nặng và những bất thường về gen của mẹ.

[lo_irp post=’512′]

Lưu ý, đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán. Vì thế kết quả xét nghiệm chỉ trả lời nguy cơ thai nhi bị bệnh cao thay thấp. Và kết quả hoàn toàn không trả lời câu hỏi thai nhi mắc bệnh hay không mắc bệnh.

Xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn nào?

Xét nghiệm sàng lọc Triple test
Nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test tuần thứ 15-20 của thai kỳ

Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ bởi vì

  • Nếu xét nghiệm trước tuần thứ 14, thai nhi còn quá nhỏ nên sẽ cho ra kết quả không chính xác. Hơn nữa, khoảng tuần thứ 14 đến 14 tuần 6 ngày, đây là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng của các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ. Vì thế giai đoạn này không phù hợp để phát hiện nguy cơ dị tật ở bào thai.
  • Nếu xét nghiệm sau tuần thứ 22, lúc này bào thai đã lớn, nếu xét nghiệm cho thấy nguy cơ dị tật cao cũng không thể nào xử lý được.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

  • Mẹ phải nhịn ăn sáng và chỉ uống nước lọc trước khi làm xét nghiệm
  • Tìm hiểu tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh Down, dị tật bẩm sinh trong dòng họ nhà bạn
  • Mang theo kết quả các lần siêu âm trước để biết thêm thông tin về tuổi, chiều cao, độ dày ga gáy của thai nhi

Cách đọc kết quả Xét nghiệm sàng lọc Triple test

Nếu nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, thai phụ cần làm thêm một số xét nghiệm khác để biết kết quả chính xác
Nguy cơ dị tật được đánh giá dựa trên hàm lượng của các chỉ số: AFP, hCG, Estriol

Giải mã 3 chỉ số

  • AFP (Alpha-fetoprotein) là protein được sản xuất bởi bào thai
  • hCG: Hormone được sản xuất trong nhau thai
  • Estriol: Là estrogen (một dạng hormone) được sản xuất bởi cả bàu thai và nhau thai

Nguy cơ dị tật được đánh giá dựa trên hàm lượng cao hoặc thấp của các chỉ số trên:

  • Hàm lượng AFP cao có thấy thai nhi có nguy cơ mắc bệnh khuyết ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.
  • Hàm lượng AFP thấp, những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể thứ 21) hoặc hội chứng Edwards (3 nhiễm sắc thể thứ 18) và các bất thường về di truyền khác.

Sau xét nghiệm, nếu nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, thai phụ cần làm thêm một số xét nghiệm khác để biết kết quả chính xác.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sàng lọc Triple test chỉ mang tính chất tương đối. Nhiều trường hợp dương tính với dị tật bẩm sinh nhưng trẻ sinh ra vẫn phát triển bình thường. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng nhé. Hãy có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một tinh thần thoải mái trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Facebook
Twitter
LinkedIn