Khi đã mang thai, ai cũng mong muốn thai nhi trong bụng luôn khỏe mạnh. Vì thế, các mẹ luôn trông chờ đến giây phút siêu âm dò phôi thai, tim thai. Kết quả siêu âm sẽ cho bạn biết được sức khỏe của thai nhi.
Phôi thai ra đời khi nào?
Phôi thai thường xuất hiện ở tuần thứ 2. Sau 5 đến 8 ngày thụ tinh, phôi nang xuất hiện bám vào thành tử cung nhưng không cấy ghép. Cho đến ngày thứ 12, túi nước ối đã được định hình, phôi nang trở thành phôi thai.
Lúc này khi siêu âm bạn chỉ nghe được âm vang mà thôi. Do tim thai chưa được hình thành. Đến ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai ống dẫn cho tim.
Tim bé sẽ được hình thành sớm hơn các bộ phận như chân, tay hay cơ quan nội tạng khác. Bên cạnh đó, bạn hãy có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tiếp tục hành trình nuôi dưỡng thai nhi.
[lo_irp post=’418′]
Sự ra đời của tim thai
Vào cuối tháng đầu tiên của thai kì, phôi thai dài thêm 1cm và hình thành tim thai. Tức là vào tuần thứ 6, thứ 7 phôi thai đã hình thành tim thai.
Bạn cũng đừng lo lắng nếu chưa có tim thai vào thời điểm này. Ở một số bầu, tim thai của bé có thể xuất hiện sớm hơn hoặc trễ hơn 1 vài tuần.
Sự hoạt động của tim thai
Tim thai chính là một sự đánh dấu quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Vào tuần thứ 12, tim thai đã gần hoàn thiện. Nhưng lúc này nó chỉ đập nhẹ nhàng.
Vào tuần thứ 14, tim thai bắt đầu đập rõ hơn. Và một điều bất ngờ dành cho mẹ, vào tuần thứ 16 có thể bơm máu đến 24 lít/ ngày. Lúc này tim thai đã hoàn thiện và sẽ phát triển qua từng thai kì.
Siêu âm dò phôi thai, tim thai
Xin chúc mừng, vào thời điểm này mẹ có thể nghe được nhịp đập của bé qua biện pháp siêu âm dò phôi thai, tim thai. Với nhịp đập từ 120-160 lần/ phút là hoàn toàn bình thường ở bé. Và khi bé “quậy phá”, cựa quậy trong bụng mẹ, nhịp tim sẽ lên đến 180 lần/ phút.
Thai nhi vào tuần thứ 5, sẽ chung nhịp đập với mẹ, khoảng 85 lần/phút. Nhưng đến tuần thứ 9, tim thai bé lại tăng nhanh lên đến 170 đến 200 lần/ phút. Cho đến thời kì giữa, tim thai lại đập chậm lại từ 120 đến 160 lần/ phút.
Lúc đã có nhịp tim, khi siêu âm, bác sĩ đã có thể dự đoán được giới tính của bé.
Các cách nghe tim thai tại nhà cho mẹ
Cách này giúp mẹ nghe được nhịp đập của tim thai tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện. Nhưng phải đến tuần thứ 18-20, nhịp tim phát triển mạnh mới có thể áp dụng.
Cách 1: Dùng ống nghe bác sĩ
Mẹ có thể mua ống nghe tại các trung tâm y tế, tại quầy thuốc. Sau đó đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé thôi.
Hướng dẫn:
Bạn nên đặt ống nghe ở bụng dưới. Nếu chưa nghe được, mẹ hãy di chuyển xung quanh bụng để rà xem bé đang nằm đâu. Bạn hãy từ từ, kiên nhẫn nhé.
Cách 2: Sử dụng ứng dụng nghe tim thai trên điện thoại
Với thời đại công nghệ hiện nay, smart phone luôn làm bạn thõa mãn và bất ngờ. Với một ứng dụng, bạn đã có thể nghe được nhịp tim của bé dễ dàng. Không chỉ vậy, smart phone sẽ giúp bạn lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ này đấy.
Hướng dẫn:
Bạn tải phần mềm nghe nhịp tim thai nhi trên app store, CH play về điện thoại và sử dụng.
Một số thắc mắc khi siêu âm dò phôi thai, tim thai
Làm sao để tim thai phát triển mạnh?
Để tim thai phát triển mạnh, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Kèm theo đó là sự vận động hợp lý cho bầu. Khi bạn khỏe mạnh, tất nhiên thai nhi cũng khỏe mạnh.
Tại sao tôi mang thai đến tuần thứ 7 rồi mà đi khám, bác sĩ bảo vẫn chưa có tim thai?
Bạn đừng lo lắng, tùy vào mỗi người, có mẹ chỉ đến tuần thứ 6 đã có tim thai. Nhưng có mẹ đến tuần thứ 8 tim thai mới xuất hiện.
Trên đây là một số thông tin bổ ích về việc siêu âm dò phôi thai, tim thai hữu ích cho mẹ. Mong mẹ sẽ có một khoảnh khắc đáng nhớ khi nghe nhịp tim của bé.