Viêm âm đạo khi mang thai là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Vậy phải làm thế nào để phòng ngừa và điều trị nó? Hãy cùng Gia Đình Trẻ chúng tôi tham khảo qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu phải chịu áp lực dưới sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Lý do này khiến cho sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn. Đồng thời, âm hộ cũng sẽ chịu sự tấn công từ các vi khuẩn xâm nhập vào gây ra các căn bệnh về viêm âm đạo.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm mất cân bằng độ PH ở âm đạo. Thời điểm này chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào “ cô bé” một cách ngang nhiên. Sự thay đổi lượng đường trong cơ thể cũng là cơ hội “vàng” để vi khuẩn gây viêm âm đạo khi mang thai.
Dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai
Khi đang mang thai mà phát hiện ra những triệu chứng sau đây ở vùng kín, có thể bạn đang bị viêm âm đạo:
- Âm đạo bị sưng tấy và ngứa.
- Có cảm giác đau khi quan hệ.
- Bị rát, bót, thậm chí còn bị đau khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu đục.
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.
- Chất dịch âm đạo khác thường: có màu hơi trắng vàng hay xám, có mùi. Màu chất dịch sẽ tùy thuộc vào loại nấm bầu bị nhiễm.
- Xuất huyết âm đạo. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi mức độ viêm nhiễm của bạn đã quá nặng.
- Cơ thể xuất ra nhiều khí hư có mùi hôi tanh.
Những dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai này ắc hẳn sẽ khiến bầu rất khó chịu. Vì thế nếu phát hiện mình bị viêm nhiễm nên đến gặp bác sĩ để diều trị kịp thời.
Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
[lo_irp post=’100971′]
Viêm âm đạo khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn rất nguy hiểm cho thai nhi.
Đối với mẹ bầu khi bị viêm âm đạo luôn có cảm giác ngứa ngái, khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe của mẹ bầu.
Mặc khác khi bị viêm âm đạo, các vùng xung quanh đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng ngược lên trên vùng tử cung gây sảy thai, sinh non, vỡ ối…
Và khi mẹ bị viêm âm đạo nếu sinh con theo phương pháp đẻ thường sẽ rất tai hại. Bé có thể bị viêm nhiễm nấm từ mẹ gây viêm da do nấm. Đặc biệt những trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm âm đạo sẽ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu và dễ bị viêm phổi.
Cách điều trị và ngăn ngừa
Cũng như đã nói, nếu bầu đang gặp phải những dấu hiệu trên. Hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm nó. Vì viêm âm đạo khi mang thai rất nguy hiểm cho bà bầu lẫn sự phát triển của thai nhi.
Ngày nay, với những phương pháp hiện đại, bác sĩ có thể cho bầu chữa trị bằng nhiều cách. Mẹ bầu có thể được chỉ dẫn dùng thuốc để bôi hoặc đặt thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng kèm theo đó , mẹ bầu cần tuân thủ những điều sau để mau chóng hết cũng như ngăn ngừa được viêm âm đạo:
- Sử dụng quần lót chất liệu coton mềm. Quần lót phải được giặt sạch, phơi nắng và ủi trước khi mặc.
- Không được mặc quần áo ẩm ướt.
- Luôn giữ cho vùng kín ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ.
- Hãy mặc quần rộng thay cho những loại quần bó sát để tránh tạo cảm giác khó chịu.
- Không được sử dụng những loại xà phòng có tính sát khuẩn cao để vệ sinh vùng kín. Không được thụt rửa âm đạo quá sâu.
- Khi lau vùng kín nên lau từ trước về sau để tránh đẩy các vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
- Một mẹo nhỏ về chế độ ăn uống cho mẹ bầu vào thời gian này. Đó chính là sữa chua. Sữa chua lên men tự nhiên sẽ giúp mẹ bầu mau chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả.