Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chỉ số tiểu đường thai kỳ và xem tầm ảnh hưởng của nó như thế nào trong bài viết sau đây của Gia Đình Trẻ nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ được xem là một căn bệnh rất dễ bắt gặp ở các mẹ bầu. Nhưng nó chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và biến mất ngay sau khi sinh. Theo nghiên cứu cho thấy có từ 2 đến 10% phụ nữ sẽ mắc căn bệnh này khi mang thai.
Tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn lượng đường trong máu khi mang thai. Căn bệnh này cũng giống như bệnh tiểu đường của người bình thường. Do đó, các mẹ cần hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, hút thuốc và hãy vận động.
[lo_irp post=’100869′]
Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?
Nếu bạn muốn biết chỉ số tiểu đường thai kỳ của mình có bình thường không, tốt nhất hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Sau đây là chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường đối với mẹ bầu:
Thời điểm xét nghiệm | Mức độ glucozo có trong máu |
Xét nghiệm lúc đói | 70.9 mg/dL |
Xét nghiệm sau một giờ ăn | 108.9mg/dL |
Xét nghiệm sau 2 đến 3 giờ ăn | 99.3mg/dL |
Đối với những mẹ đã bị đái tháo đường thì nên giữ chỉ số tiểu đường thai kỳ ở mức độ sau đây:
Thời điểm xét nghiệm | Mức độ glucozo có trong máu |
Xét nghiệm lúc đói | 79mg/dL |
Xét nghiệm sau một giờ ăn | 122mg/dL |
Xét nghiệm sau 2 đến 3 giờ ăn | 110mg/dL |
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tốt nhất mẹ nên kiêng cử để giữ nguyên chỉ số tiểu đường thai kỳ đó. Tránh trường hợp tăng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi lẫn sức khỏe của mẹ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao có ảnh hưởng gì?
Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm cho mẹ lẫn bé. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao sẽ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc sau:
Thai nhi:
- Bé được sinh ra dễ mắc bệnh béo phì. Hoặc mắc các chứng bệnh về hô hấp và dễ bị hạ đường huyết hơn những bé bình thường.
- Bé bị tụt canxi sau khi ra đời.
- Gây dị dạng cho bé khi chào đời.
Về phía mẹ:
- Dễ bị chấn thương vùng lưng, gãy xương đòn, trật khớp do thai nhi quá to.
- Nguy cơ mắc chứng tiền sản giật gấp 4 lần người bình thường.
- Sảy thai, thai chết lưu.
- Sinh non và tỉ lệ sinh mổ tăng cao do phần thân dưới của bé quá to.
- Tỉ lệ băng huyết sau sinh cao.
Đây chính là những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho bé lẫn mẹ. Do đó, ngay từ bây giờ mẹ hãy có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó không quên vận động nhẹ để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ
- Gia đình có tiền sử bị tiểu đường.
- Tiền sử bản thân lần mang thai trước đã bị tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ bầu bị béo phì .
- Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.
- Mẹ bầu có thai đã chết lưu một lần.
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Cách tốt nhất đó là mẹ nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu không được bỏ qua một buổi khám định kì nào để tránh tình trạng nguy hiểm. Tại các buổi khám định kỳ, mẹ bầu sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như đo lại chỉ số tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kết hợp với một chế độ ăn hợp lý, kiêng ngọt, dầu mỡ. Tốt nhất mẹ nên chọn ngũ cốc và gạo lức để thay cơm trắng, ăn nhiều rau luộc. Tuyệt đối nghiêm cấm việc ăn các loại trái cây ngọt để tránh những biến chứng về sau.
Cuối cùng, mẹ nên luyện tập thể dục, vận động nhẹ bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt cần tránh bị thương, muỗi chích vì khi bị tiểu đường vết thương sẽ không lành.