Làm sao để thai nhi được khỏe mạnh và phát triển luôn được các ông bố, bà mẹ quan tâm. Hãy cùng Giadinhtre.vn tìm hiểu về giai đoạn phát triển của thai nhi qua bài viết sau.
Giai đoạn hình thành phôi thai
Sau khi, trứng sống sót và được tách ra khỏi buồng trứng, nó sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng là nơi các “cô nàng” trứng và “ các chàng” tinh trùng sẽ hẹn hò và thụ tinh tại đây.
[lo_irp post=’101202′]
Sau khi thụ tinh, hợp tử mất khoảng 1 tuần để di chuyển xuống lòng tử cung. Trong quá trình di chuyển, hợp tử không ngừng phân bào. Khi xuống đến lòng tử cung, hợp tử tiến hành làm tổ bằng cách làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung để bám rễ sâu vào thành tử cung.
Sự bong tróc niêm mạc tử cung sẽ gây ra xuất huyết. Lúc này, người phụ nữ có thể thấy mình chảy một ít máu và lầm tưởng là máu kinh nguyệt thông thường.
Sau khi chọn được vị trí thích hợp và làm tổ, hợp tử không ngừng phát triển thành phôi thai, nhau thai và yolksac.
Tuần thứ 4, thứ 5: Giai đoạn phát triển của nội tiết: thận và gan
Thai nhi sẽ được hình thành các cấu trúc tạo khuôn cho đầu, cổ. Nó giống như một con nòng nọc và chỉ dài 0,6mm. Tim và các mạch máu đã và đang phát triển, thận, gan, phổi, dạ dày cũng đã hình thành.
Tuần thứ 7, thứ 8: Giai đoạn phát triển của não bộ
Lúc này, bé đã nặng chừng vài gram và dài khoảng 2,5 cm. Mẹ có thể xem được hình ảnh mí mắt và đôi tai của bé qua siêu âm.
Các chi của bé phát triển dài ra. Bên cạnh đó, các ngón tay, ngón chân đã được định hình rõ hơn hẳn. Đây cũng là lúc các bán cầu não của bé phát triển mạnh mẽ.
Tuần thứ 12: Giai đoạn phát triển cơ bắp
Lúc này, thai nhi đã cứng cáp hơn. Các chi phát triển dài hơn và đặc biệt là bộ phận sinh dục của bé đã phát triển rõ ràng hơn.
Tuần thứ 19: Giai đoạn phát triển của xương
Ở tuần lễ này, các ngón tay, ngón chân của bé đã được tách ra rõ rệt. Đặc biệt bé rất nhạy cảm với những âm thanh, ánh sáng xung quanh và rất dễ bị nấc cụt. Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây chính là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ các bộ phân trên cơ thể của bé.
Lúc này mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé thông qua ống nghe của bác sĩ. Mặc dù, ở giai đoạn này bé không tăng chiều dài nhưng mắt bé đã có thể chớp. Các bộ phận trên cơ thể đã phát triền rõ rệt như ngón tay, ngón chân cũng xuất hiện các vân.
Tuần thứ 20: Giai đoạn phát triển của thị giác
Còn gì sung sướng bằng việc mẹ sẽ cảm nhận được sự cựa quậy của con trong bụng. Vào thời điểm này, não bé đã bắt đầu hoạt động, khứu giác, thính giác, vị giác và thị giác đã bắt đầu làm việc.
Tuần thứ 24: Giai đoạn phát triển của sự phản xạ
Đây là giai đoạn bé đã có thể hồi đáp tất cả những tâm sự mỏng của mẹ. Bé sẽ phản ứng với những âm thanh bằng những cử động: co tay, đạp chân vào bụng mẹ. Các cơ quan chức năng của bé đã phát triển toàn diện.
Tuần thứ 28: Giai đoạn phát triển của thai nhi sẽ ra sao?
Đây là giai đoạn được xem là vô cùng quan trọng cho mẹ và bé. Vào khoảng thời gian này, thai nhi sẽ nặng hơn 1kg và luôn thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Do đó, các bà mẹ cần lưu ý để tránh trường hợp sinh non ngoài ý muốn.
Mẹ hãy kết hợp các chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc vận động phù hợp. Hãy dành từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ giúp rất có ích cho sức khỏe của mẹ lẫn bé đấy.
Tuần thứ 32: Giai đoạn phát triển của tay, chân
Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là tay chân. Do đó, bé luôn di chuyển xung quanh trong bụng mẹ. Về phần tay chân cũng đã tròn trịa hơn trông thấy do đã xuất hiện một lớp mỡ dưới da.
Các mẹ nên khám thai định kỳ, chú trọng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để thai nhi được khỏe mạnh. Mẹ nên nạp nhiều vitamin D cũng như các loại thực phẩm từ cá.
[lo_irp post=’100831′]
Tuần thứ 36: Giai đoạn phát triển toàn diện
Tới giai đoạn này bé đã được tầm 2,7kg và dài 47cm. Về cơ bản, bé đã phát triển hoàn thiện về mọi mặt và đã đủ khả năng sống độc lập. Hành trình xoay đầu về hướng xương chậu của mẹ cũng đã hoàn thành, chỉ còn chờ đến ngày chào đời thôi.