Quá trình phát triển các giác quan của thai nhi diễn ra như thế nào?

Để bé con sinh ra sở hữu 5 giác quan nhạy bén, phụ nữ mang thai cần học cách kích thích các giác quan ấy ngay từ những giai đoạn đầu tiên..

1. Xúc giác

Khoảng 32 tuần tuổi, thai nhi sẽ cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh và đau đớn.
Thai nhi đã bắt đầu hình thành các tế bào thần kinh xúc giác vào tuần thai thứ 8. (ảnh minh họa)

Vào tuần thứ 8, thai nhi đã bắt đầu hình thành các tế bào thần kinh xúc giác. Khoảng 32 tuần tuổi, thai nhi sẽ cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh và những cơn đau. Bạn có thể luyện tập cho bé khả năng phát triển xúc giác thông qua massage bụng của mình.

tuần thai thứ 12, mẹ có thể vỗ tay vào thành bụng, vuốt xuống bụng massage nhẹ nhàng. Thực hiện động tác này phối hợp với việc nói chuyện với bé sẽ mang lại hiệu quả tốt. Những động tác ôm bụng vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bé có cảm giác như đang được bế đu đưa. Lưu ý, phụ nữ có tiền sử sinh non hoặc sảy thai không nên massage trong 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.

2. Thính giác

Tai của bé được hình thành vào tuần thai thứ 8 và hoàn chỉnh ở tuần thứ 24 thai kỳ.
Để bé phát triển thính giác tốt hơn, bạn có thể đọc sách cho bé nghe. (ảnh minh họa)

Tai của bé được hình thành vào tuần thai thứ 8 và hoàn chỉnh ở tuần thứ 24 thai kỳ. Xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ. Vì thế thai nhi đã có thể nghe được nhịp tim của mẹ. Khi mẹ ở trong những môi trường náo nhiệt, ồn ào, bé sẽ đạp mạnh liên tục.

Để bé phát triển thính giác tốt hơn, bạn có kể kết hợp trò chuyện với bé và nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn có thể đọc đồng dao và hát những bài hát ru. Điều này giúp thai nhi có thể cảm nhận sự truyền cảm thông qua giọng điệu của mẹ. Ngoài việc giao tiếp giữa mẹ và con thì các ông bố tương lai cũng nên dành thời gian tâm sự để tăng phần gắn kết và yêu thương.

[lo_irp post=’103818′]

3. Thị giác

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên tắm nắng sớm để bé nhận biết ánh sáng
Thai nhi tuần 20 đã bắt đầu phân biệt được những khoảng sáng tối. (ảnh minh họa)

Thai nhi 20 tuần tuổi có thể bắt đầu phân biệt những khoảng sáng tối. Điều này được chứng minh khi bác sĩ chiếu sáng và chớp tắt liên tục, hình ảnh siêu âm cho thấy bé có phản ứng lại. Nhịp tim của bé cũng thay đổi khi đó.

Ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai nên thường xuyên tắm nắng sớm để bé nhận biết ánh sáng. Bên cạnh đó, bạn có thể luyện tập cho bé cảm nhận ánh sáng qua cách dùng một miếng vải đen phủ kín trước bụng rồi bỏ ra.

4. Vị giác

Khi mẹ đói bụng, bé cũng phản ứng lại bằng cách đạp mạnh vào bụng mẹ.
Tạo thói quen ăn uống khoa học giúp thai nhi phát triển vị giác tốt hơn. (ảnh minh họa)

Vào khoảng tuần thai thứ 16, bé có thể cảm nhận hương vị thức ăn thông qua việc nuốt dịch nước ối trong bụng mẹ. Theo nghiên cứu, thai nhi có xu hướng nuốt nhiều nước ối hơn khi mẹ ăn và uống đồ có vị ngọt. Bé cũng phản ứng lại bằng cách đạp mạnh khi mẹ cảm thấy đói bụng

Phụ nữ mang thai cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học, đa dạng các khẩu vị để giúp thai nhi phát triển vị giác tốt hơn. Việc mẹ ăn uống ngon miệng, bé cũng có thể cảm nhận được. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao bé có xu hướng thích ăn những món mà mẹ thường ăn trong giai đoạn thai kỳ.

5. Khứu giác

Dể tạo cảm giác thoải mái cho bé, bạn nên ở trong những không gian thoáng đãng.
Khoảng tuần thai thứ 11, mũi của thai nhi bắt đầu hình thành. (ảnh minh họa)

Mũi của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thai thứ 11. Một số nghiên cứu cho thấy, bé có thể ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Điều này do hệ thống mũi của thai nhi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi. Vì thế trẻ sơ sinh có thể ngửi được mùi sữa mẹ mặc dù trước đó, trẻ chưa bao giờ tiếp xúc.

Để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bé, bạn nên ở trong những không gian thoáng đãng. Không quan ấy nên có những mùi thơm nhẹ nhàng như mùi của các loại tinh dầu hoa tự nhiên. Điều này góp phần vào việc kích thích khả năng khứu giác của bé khi lớn lên.

Facebook
Twitter
LinkedIn