Bệnh cúm là loại bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa như thu-đông, đông-xuân, tức là lúc khí hậu lạnh và có đủ điều kiện cho vi rút phát triển.
Đây là khoảng thời gian thích hợp cho cúm phát triển. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ phải luôn cảnh giác tránh xa mầm bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Đây là căn bệnh lây qua đường hô hấp. Trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm thấp, các tế bào hô hấp của người dễ bị tổn thương tạo điều kiện cho bệnh cúm phát triễn
Bệnh cúm là bệnh lây qua đường hô hấp. Trong điều kiện lạnh và ẩm thấp, các tế bào hô hấp của người dễ bị tổn thương, tạo điều kiện tốt cho bệnh cúm phát triển. Virus cúm dễ bị diệt ở nhiệt độ cao (vài chục phút ở 56 độ C) nhưng lại có thể tồn tại lâu thời tiết lạnh. Vì vậy, dịch bệnh thường bùng phát vào cuối thu, đầu đông ở Việt Nam.
Riêng với virus cúm H5N1, do có thể sống sót lâu hơn trong điều kiện môi trường lạnh khô và cả nóng ẩm.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.