Những tác nhân không ngờ có thể dẫn đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng có thể chuyển biến thành vàng da bệnh lý. Thực tế có nhiều nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh: nhiễm khuẩn, bệnh giang mai của mẹ truyền sang con, tắc mật, không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con,…

1. Những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

1.1. Vàng da sinh lý

Thông thời, tình trạng vàng da sẽ tự khỏi trong tuần đầu tiên.
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường ở mức độ nhẹ. (ảnh minh họa)

Ở trường hợp này, chứng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi bé chào đời. Thông thường, tình trạng vàng da sẽ tự khỏi trong tuần đầu tiên. Vàng da sinh lý thường đi kèm với biểu hiện da trẻ có màu vàng nhạt và không đi kèm bất kỳ một dấu hiệu nào khác.

Tuy nhiên, nếu sau 3 tuần, da bé vẫn bị vàng, điều này chứng tỏ đây là dấu hiệu vàng da bệnh lý. Lúc này, bạn nên theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

1.2. Vàng da do nhiễm khuẩn

Đây là một trong những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh. Trường hợp này xảy ra bởi sau khi sinh, da hoặc rốn của trẻ bị nhiễm khuẩn do mẹ không có phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách. Trẻ bị vàng da do nhiễm khuẩn thường đi kèm với những biểu hiện như sốt, nước tiểu vàng, tiêu chảy,… Chính vì thế, khi gặp những biểu hiện nói trên, bạn cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị. Ngoài ra, bạn nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ để cải thiện tình hình.

[lo_irp post=’253′]

1.3. Vàng da nhân

Bệnh này còn được gọi là bệnh não do bilirubin.
Tình trạng này hiếm gặp, xảy ra ở một số trẻ sơ sinh có triệu chứng vàng da nặng. (ảnh minh họa)

Bệnh này còn được gọi là bệnh não do bilirubin. Tình trạng này rất hiếm gặp, xảy ra ở một số trẻ sơ sinh có triệu chứng vàng da nặng. Bệnh xuất hiện những biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, hôn mê, co giật, da tím tái,… Những biểu hiện này sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Khi thấy những biểu hiện trên, bạn cần đưa bé tới bệnh viên để kiểm tra mức độ phát triển về tâm thần, vận động, phản xạ, thính lực,… của bé.

1.4. Vàng da do bệnh giang mai của mẹ truyền sang con

Ở trường hợp này, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, nhạt màu nhưng kéo dài cùng với biểu hiện gan to. Bạn cần chẩn đoán kịp thời để tìm ra nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh có phải do bệnh giang mai lây từ mẹ hay không. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề. Vì vậy, trước khi sinh, người phụ nữ nên khám sức khỏe kỹ lưỡng.

1.5. Không tương thích nhóm máu ở mẹ và con

Những tác nhân không ngờ có thể dẫn đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Không tương thích nhóm máu ở mẹ và con là một nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Hiện tượng vàng da thường xảy ra khi người mẹ mang nhóm máu O, trẻ mang nhóm A hoặc B. Điều này do tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có sự bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và bé. Trường hợp này đi kèm với biểu hiện da màu vàng rơm không kèm theo ngứa, nước tiểu và phân sẫm màu. Đồng thời, trẻ có dấu hiệu bỏ bú, bú kém, xuất hiện những cơn co giật lạ. Nếu được điều trị sớm, trẻ sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm.

1.6. Vàng da tắc mật

Ngoài những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh nói trên, trẻ còn bị vàng da do tắc mật. Thông thường, dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật để sử dụng cho quá trình tiêu hóa. Nếu dòng chảy của dịch mật bị tắc, sắc tố mật bilirubin không được thải ra bên ngoài và thấm vào máu sẽ gây ra vàng da, vàng mắt.

Bệnh đi kèm với những biểu hiện khác như nước tiểu màu vàng, gan to, phân sẫm màu. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ nặng thêm, gây xơ gan, gây áp lực lên tĩnh mạch, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

1.7. Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da xảy ra ở đa số trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Trường hợp vàng da xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+). Điều này do trong quá trình mang thai, một số hồng cầu của thai nhi Rh(+) vào máu của mẹ Rh(-). Cơ thể người mẹ phản ứng bằng cách sinh ra những kháng thể chống Rh(+). Những loại kháng thể này xâm nhập vào cơ thể thai nhi và gây ra tình trạng tan máu. Hiện tượng này không chỉ khiến trẻ bị vàng da mà còn thiếu máu, xuất huyết, gan to, lách to,…

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Những biểu hiện vàng da bệnh lý nếu không được điều trị có thể để lại những di chứng suốt đời.
Thông thường, tình trạng vàng da sẽ thường tự khỏi trong một thời gian ngắn. (ảnh minh họa)

Những biểu hiện vàng da bệnh lý nếu không được điều trị có thể để lại những di chứng suốt đời, thậm chí tử vong. Bạn nên tham khảo các phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh sau đây:

  • Cho bé bú sữa mẹ, truyền albumin hoặc một số thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp
  • Phương pháp chiếu đèn đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tối ưu. Ở phương pháp này, bé được chiếu đèn toàn thân với cường độ ánh sáng mạnh.
  • Thay máu khi trẻ có những biểu hiện nhiễm độc do bilirubin trong máu tăng cao.
Facebook
Twitter
LinkedIn