Những điều người mẹ cần cẩn trọng khi mang thai tuần thứ 39

Ở giai đoạn này, thai nhi 39 tuần tuổi đã phát triển toàn diện và hoàn thiện các chức năng. Khi chào đời, bé có thể bắt đầu dùng phổi để thở. Phụ nữ mang thai 39 tuần cần biết và lưu ý rằng đây là thời điểm thích hợp để bé chào đời khỏe mạnh và an toàn.

1. Những dấu hiệu chuyển dạ thai 39 tuần cần biết

Những dấu hiệu chuyển dạ thai 39 tuần cần biết
Vào tuần thai thứ 39, những cơn đau chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. (Nguồn internet)

Đây là một trong những điều phụ nữ mang thai 39 tuần cần biết để quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ. Các dấu hiệu chuyển dạ giúp thai phụ xác định thời điểm sinh chính xác và cụ thể. Vào tuần thai thứ 39, những cơn đau chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ sau rất quan trọng:

  • Ngừng tăng cân do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới
  • Cơ thể mệt mỏi, trằn trọc về đêm do kích thước bụng càng to và cồng kềnh
  • Tình trạng chuột rút, đau lưng xảy ra thường xuyên. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung của thai phụ bị kéo căng để chuẩn bị cho bé chào đời.
  • Các khớp giãn ra. Điều này do hormone relaxin khiến các dây chằng trở nên mềm hơn và giãn ra để giúp khung xương chậu mở rộng.
  • Tiêu chảy. Các cơ trong tử cung giãn ra có thể ảnh hưởng đến trực tràng. Điều này khiến thai phụ đi tiêu lỏng hơn bình thường.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở, tốc độ mở ở mỗi thai phụ có sự khác nhau.
  • Dịch nhầy âm đạo thay đổi: tiết dịch nhiều và dịch trở nên đặc hơn
  • Các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ và liên tục. Lúc này, thai phụ cảm thấy đau quặn thắt như các cơ tử cung đang siết chặt để đưa thai nhi ra ngoài.

2. Hiện tượng vỡ ối ở tuần thai 39

Đây là một trong những hiện tượng quan trọng mà người mẹ mang thai 39 tuần cần biết. Tình trạng vỡ ối xuất hiện khi thai phụ cảm nhận túi ối vỡ ra, chất dịch tràn nhiều từ vùng kín có màu trắng trong, đôi khi lẫn dịch màu nâu hoặc hồng.

Hiện tượng vỡ ối ở tuần thai 39
Đây là một trong những hiện tượng quan trọng mà thai 39 tuần cần biết. (Nguồn internet)

Cảm giác vỡ ối ở mỗi người mẹ không giống nhau. Có những trường hợp vỡ ối xảy ra như dòng chảy nhanh, mạnh và đột ngột tuôn ra từ âm đạo. Tuy nhiên có những trường hợp túi ối vỡ ra, chảy thành dòng nhỏ xuống dưới chân. Ở trường hợp này, nước chảy không quá nhanh cũng không quá chậm như hiện tượng rỉ ối.

Nếu nhận thấy hiện tượng vỡ ối và cảm nhận những cơn đau do chuyển dạ gây ra, thai phụ cần báo ngay cho người thân và đến bệnh viện. Lúc này, thai phụ không nên hoảng sợ mà cần giữ tình tĩnh vì bạn chưa sinh ngay lúc đó, có thể 12 tiếng sau em bé mới được chào đời. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện sớm để kiểm tra tình hình sức khỏe.

[lo_irp post=’104785′]

3. Thai 39 tuần cần biết và lưu ý những điều gì?

Vào tuần thai thứ 39, thai phụ bắt đầu cảm thấy sốt ruột và nôn nao. Lúc này thai phụ nên giữ một tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim. Bên cạnh đó, thai phụ cần hạn chế đi lại trong tuần này, tránh tình trạng đi xa và đi một mình.

Trường hợp chưa xảy ra dấu hiệu nào cho thấy em bé sắp chào đời, bạn nên luyện tập những bài tập thể dục đơn giản như bài tập kegel cho thai phụ để tử cung được mở rộng và khung xương chậu chắc khỏe hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé ra ngoài dễ dàng.

Thai 39 tuần cần biết và lưu ý những điều gì?
Vào tuần thai thứ 39, thai phụ bắt đầu cảm thấy sốt ruột và nôn nao. (Nguồn internet)

Bên cạnh đó, thai phụ nên đi khám tại nơi đăng kí sinh. Lúc này, bác sĩ sẽ khám độ mở của cổ tử cung, độ xơ hóa nhau thai, sự phát triển của thai nhi để đánh giá xem bé có thể sinh ra bình thường hay sử dụng phương pháp giục sinh.

Khi xuất hiện như dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, dịch nhầy âm đạo có máu tươi, vỡ túi ối, sưng phù,… thai phụ cần đến bệnh viên ngay. Ở trường hợp này, thai nhi có thể đang gặp nguy hiểm.

Thai 39 tuần cần biết rằng nhu cầu dinh dưỡng dành cho người mẹ mỗi ngày là 400-600 kalo. Vì thế, hãy cung cấp đầy đủ chất dưỡng với đa dạng nhóm thực phẩm: thực phẩm chứa đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất để quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

4. Những thay đổi của người mẹ sau khi sinh

Sau quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe. Người mẹ sẽ cảm cân nhanh chóng nhưng không thể lấy lại vóc dáng ban đầu trong thời gian ngắn.

Những thay đổi của người mẹ sau khi sinh
Sau quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe. (Nguồn internet)

Vì thế, nếu muốn có một sức khỏe tốt, trở lại vóc dáng ban đầu, thai phụ nên bắt đầu tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ. Khi sức khỏe trở nên tốt hơn, sản phụ có thể làm quen với những bài tập phức tạp đòi hỏi nhiều sức lực. Bên cạnh đó, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn kiêng không giai đoạn cho con bú.

Ngoài ra, sau khi sinh, các tế bào tử cung bắt đầu bong ra dễ dẫn đến tình trạng bài tiết sản dịch. Tình trạng này gần giống với hiện tượng kinh nguyệt. Lúc này, thai phụ cảm thấy như mình đang đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, dần dần màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ sang trắng đến khi hết hẳn.

Facebook
Twitter
LinkedIn