Viêm đường tiết niệu là gì?
- Thận
- Các niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
- Bàng quang
- Các niệu đạo (ống ngắn dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể)
Da, phân và hậu môn thường có rất nhiều vi khuẩn tồn tại. Các vi khuẩn này nếu thâm nhập vào hệ tiết niệu, chúng sẽ nhân lên và gây viêm nhiễm.
Một số nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu như:
- Quan hệ tình dục
- Phân dính lại ở âm đạo
Đối với bà bầu, khả năng bị viêm đường tiết niệu cao hơn cả do:
- Hormone gây ra sự thay đổi đường tiết niệu, từ đó gây ra nhiễm trùng.
- Tử cung lớn dần chèn ép bàng quang khiến họ không thể đi tiểu hết. Ứ đọng nước tiểu rất dễ gây ra viêm nhiễm.
[lo_irp post=’100971′]
Ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?
Các thể viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai bao gồm:
Thể nhiễm khuẩn: Chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu khi thai phụ đi khám thai. Không có dấu hiệu lâm sàng.
Thể viêm bàng quang:
- Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu.
- Có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái.
- Không sốt, người mệt mỏi khó chịu.
- Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp
Thể viêm thận – bể thận cấp:
- Sốt cao 39-40 độ, mạch nhanh, rét run.
- Thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì.
- Đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp tính, suy thận cấp. Có khả năng suy thai, đẻ non.
Phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?
Không để âm hộ bị dính phân.
Đi tiểu ngay sau khi quan hệ sẽ làm hạn chế một nhiễm trùng.
Không thụt rửa âm đạo
Tránh dùng xà phòng, nước rửa quá mạnh, nhiều mùi lạ
Thay đổi tấm lót vệ sinh nữ thường xuyên
Rửa vùng bộ phận sinh dục bằng nước ấm trước khi quan hệ tình dục.
Mặc quần lót cotton
Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn.