Viêm đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến. Phụ nữ có nguy cơ viên đường tiết niệu cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân phần nhiều là do thai càng lớn càng chén ép bàng quang.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và đau rát. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Dấu hiệu nào giúp nhận biết viêm đường tiết niệu khi mang thai?
- Đi tiểu thường xuyên. Luôn có cảm giác buồn tiểu
- Gặp khó khăn lúc tiểu.
- Thấy nóng hoặc chuột rút ở bụng dưới hoặc thắt lưng
- Nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường
Những thay đổi ở bộ máy tiết niệu trong suốt thai kỳ
Khi mang thai, bộ máy tiết niệu của bạn sẽ có chút thay đổi
- 2 quả thận gia tăng thể tích, dài thêm khoảng 1 cm và nặng thêm khoảng 4,5 gram.
- Đài thận và bể thận giãn, đặc biệt là thận phải.
- Niệu quản giãn nhẹ và có thể có hiện tượng trào ngược. Hiện tượng này sẽ kéo dài đến 3 tháng sau sinh.
[lo_irp post=’101150′]
Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Thực hiện điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Không nên để thời gian kéo dài. Bệnh phát nặng sẽ lây nhiễm sang những bộ phận xung quanh như cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt trong thai kỳ, viêm đường tiết niệu trở nặng sẽ dẫn đến suy thận, viêm thận, tăng nguy cơ sảy thai.
Bệnh viêm đường tiết niệu do nhiều tác nhân gây ra. Tùy theo từng loại tác nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.
Nguyên nhân gây bệnh đến từ vi khuẩn:
Việc hỗ trợ điều trị thường được sử dụng bằng thuốc kháng sinh trong 3-7 ngày. Triệu chứng có thể biến mất trong 3 ngày. Chỉ ngưng thuốc khi có quyết định của bác sĩ. Tránh tình trạng sử dụng kháng sinh không đủ liều khiến vi khuẩn kháng thuốc.
Bác sỹ sẽ cân nhắc chọn loại thuốc nào phù hợp, tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Ký sinh trùng Trichomonas, nấm Candida albicans hay vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh:
Các bác sĩ sẽ dựa vào kháng sinh đồ để tìm ra những loại vi khuẩn mẫn cảm với mầm mống gây bệnh.
Chăm sóc cho phụ nữ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?
- Nên uống 1,5 – 2 lít/ ngày để phòng sỏi tiết niệu.
- Sử dụng các loại nước hoa quả có tác dụng lợi tiểu
- Không nên nhịn tiểu.
- Giữ vệ sinh cả âm hộ lẫn hậu môn để ngăn vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Nên mặc đồ lót thoáng mát, không quá bó sát.
- Khám thai định kỳ, thử mẫu nước tiểu để phát hiện viêm đường tiết niệu.