Mách mẹ những bí quyết giúp trẻ sơ sinh tăng cân an toàn và hiệu quả

Việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân, lười ăn luôn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ những bí quyết tăng cân nhanh sau đây để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.

1. Chăm sóc từng giấc ngủ của trẻ

Ngay từ những giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh có thể ngủ liên tục từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Bé chỉ thức khi ăn và đi vệ sinh. Điều này do sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu diễn ra nhanh chóng nhờ giấc ngủ.

Giai đoạn đầu, trẻ sơ sinh có thể ngủ liên tục từ 16-18 tiếng mỗi ngày.
Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. (Nguồn internet)

Nhiều người quan niệm rằng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc ở trẻ. Từ đó, trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Càng về sau, thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm đi. Thế nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Vào những buổi tối, bạn không nên cho trẻ thức quá muộn vì điều này có thể làm tuyến yên của trẻ không tiết ra hormone tăng trưởng khiến quá trình tăng cân diễn ra chậm hơn.

Bạn có thể tham khảo tổng thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi sau đây:

  • 1 tháng tuổi: 15 – 16 giờ/ ngày
  • 3 tháng tuổi: 15 giờ/ ngày
  • Từ 6 – 9 tháng tuổi: khoảng 14 giờ/ ngày
  • Trẻ 12 tháng trở lên: khoảng 12 – 13 giờ/ ngày

[lo_irp post=’246′]

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

2.1. Sữa mẹ

Đây là loại thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dù trẻ sinh non hay đủ tháng, người mẹ cũng cần bổ sung hoàn toàn sữa mẹ cho trẻ trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. (Nguồn internet)

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Các chất này giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh hơn trong những giai đoạn đầu đời. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện những vấn đề sau:

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: đường tiêu hóa, đường hô hấp,…
  • Hạn chế tình trạng hen suyễn, dị ứng ở trẻ nhỏ
  • Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường
  • Giúp trẻ nhận thức tốt và thông minh hơn

2.2. Cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã bắt đầu hoàn chỉnh. Lúc này trẻ có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Nguồn sữa mẹ sau 6 tháng không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, vì thế, đây là giai đoạn mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm để giúp trẻ tăng cân và phát triển nhanh hơn.

Lúc này trẻ có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã bắt đầu hoàn chỉnh. (Nguồn internet)

Việc tập cho bé ăn dặm cần dựa theo những nguyên tắc sau:

  • Cho bé ăn thức ăn từ ngọt đến mặn. Điều này do 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đã quen với sữa mẹ. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ dễ tiếp cận với những thức ăn ngọt hơn. Bạn nên cho bé ăn bột gạo, bột yến mạch nấu cùng rau củ quả trước. Sau đó, bạn có thể chế biến những món ăn có thịt và cá.
  • Cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc vì trước đó, bé chỉ quen với việc hấp thụ sữa ở dạng lỏng. Việc tập dần cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc giúp bé dễ dàng thích ứng và làm quen với nhiều loại thực phẩm.
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên việc cho bé ăn nhiều ngay từ giai đoạn đầu tiên có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Chế biến đa dạng nguồn thực phẩm cho bé. Bạn nên duy trì chế độ ăn cân đối các nhóm thực phẩm sau: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Nguyên tắc này giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của bé.

3. Khuyến khích trẻ vận động

Bên cạnh những cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh nói trên, bạn cần cho khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục, thể thao. Việc luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể trẻ không bị tích tụ mỡ thừa gây nên tình trạng béo phì.

Bạn có thể cho bé bò, trườn và chơi các trò chơi vận động tay chân.
Việc hoạt động giúp trẻ mau cảm thấy đói và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. (Nguồn internet)

Bạn có thể cho bé bò, trườn và chơi các trò chơi vận động tay chân. Việc này giúp trẻ mau cảm thấy đói và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Vận động nhiều giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Điều này vô cùng quan trọng  vì máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào của cơ thể. Luyện tập thể thao đều đặn giúp tăng cường hệ tim mạch cho trẻ, từ đó lúc trẻ khỏe mạnh và tự tin hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị các chứng như dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa hoặc các loại bệnh khác gây ảnh hưởng đến cân nặng, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cách điều trị tối ưu.

Những lời khuyên của các bác sĩ luôn có ích với quá trình phát triển của bé.
Bạn nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình phát triển của trẻ. (Nguồn internet)

Những lời khuyên của các bác sĩ luôn có ích với quá trình phát triển của bé. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bé mà bác sĩ sẽ đưa ra những cách khắc phục khác nhau như bổ sung sữa công thức nếu nguồn cung cấp sữa mẹ không đủ, cho bé ăn nhiều hơn hoặc thay đổi nhãn hiệu sữa,…

Facebook
Twitter
LinkedIn