Sinh thường sau sinh mổ liệu có khả thi hay không? Một số bà mẹ đã trải qua 1 lần sinh mổ, vậy họ có thể sinh thường đứa thứ 2 hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề sinh thường sau sinh mổ .
1. Một số kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ bạn nên biết
Sinh thường và sinh mổ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng khi sinh theo cách tự nhiên, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để bình phục như sinh mổ. Đồng thời, bạn cũng không phải đối mặt với các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng vết thương…
Sinh thường mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn. Vì thế, nếu có thể sinh thường sau lần sinh mổ đầu thì bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ như:
- Trước khi sinh, bạn nên theo học một lớp yoga cho các phụ nữ mang thai. Bởi đây là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho bạn: điều hòa hơi thở, các cơ dẻo dai, vùng chậu cũng co thắt nhịp nhàng hơn khi sinh.
- Chuẩn bị tài chính vững vàng cho quá trình thai kỳ và vượt cạn.
- Bàn bạc và chuẩn bị kế hoạch sinh với bác sĩ một cách rõ ràng. Cách này sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ và giảm được những rủi ro khi sinh.
- Tham khảo cách đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn hay cách nuôi con bằng sữa mẹ…
2. Điều kiện cần có khi muốn sinh thường sau sinh mổ
[lo_irp post=’652′]
Sau đây là những điều kiện để những chị em sinh mổ lần đầu có thể cân nhắc sinh thường cho bé thứ 2:
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai phải từ 5 đến 6 năm. Khoảng thời gian này sẽ giúp vết mổ trước hồi phục hoàn toàn cả bên ngoài lẫn bên trong. Nếu vội mang thai quá sớm thì tử cung trước rất dễ bị bục và rách.
- Khi bạn mang thai đôi hoặc thai quá to thì không nên chọn phương pháp sinh thường cho lần này.
- Theo kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ của các mẹ bỉm sữa đi trước, bạn chỉ nên sinh thường sau sinh mổ khi vết mổ lần trước không bị nhiễm trùng, bục, rách…
- Bạn chỉ có thể sinh thường nếu lần sinh mổ trước áp dụng mổ lấy thai ngang đoạn dưới tử cung. Đồng thời, sức khỏe của bạn cũng phải hồi phục tốt sau phẫu thuật.
- Xương chậu phải tốt, chưa từng bị nứt vỡ xương hay bị hẹp hoặc méo.
- Cổ tử cung không bị viêm nhiễm.
- Thai nhi phải có ngôi thai tốt và tim không có vấn đề gì.
3. Các mẹo giúp bạn sinh thường nhanh chóng
Khi sinh thường bạn sẽ phải đối diện với những cơn đau khi chuyển dạ. Làm sao để rút ngắn quá trình ấy và giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn? Hãy cùng tham khảo một số mẹo giúp bạn sinh thường nhanh chóng và không đau sau đây:
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm và trái cây như: dứa, rau lang, lá tía tô… Đây chính là những loại thực phẩm rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình vượt cạn nhanh chóng hơn. Nhưng bạn chỉ nên ăn dứa khi bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ để tránh bị sảy thai.
- Tập luyện các bài tập như đi bộ, yoga… Các bài tập này sẽ giúp đầu thai nhi quay đúng hướng cổ tử cung và thuận lợi cho quá trình sinh nở.
- Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ mỗi ngày để sức khỏe ổn định. Ngủ đủ giấc sẽ tránh đựơc trường hợp thiếu sức, mệt mỏi và bị ngất trong quá trình rặn đẻ.
- Một trong những điều kiện giúp sinh thường dễ dàng đó là uống nhiều nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước dẫn đến mất sức khi sinh.
- Tránh căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái trước khi sinh. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ tập trung cho quá trình vượt cạn. Đồng thời, nó còn giúp quá trình sinh nở diễn ra thành công hơn.