Phụ nữ cần chích ngừa trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai nhi

Sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai sẽ suy yếu hơn bình thường. Phụ nữ cần chích ngừa trước khi mang thai để có kháng thể bảo vệ mình và thai nhi khỏi những viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai.

Một số căn bệnh cần được chích ngừa trước khi mang thai để tránh gây nguy hại cho thai nhi như:

1. Chích ngừa Rubella trước khi mang thai

Rubella là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vi rút rubella gây ra. Nếu phụ nữ bị nhiễm rubella trong thời gian đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị khiếm khuyết não, tim , tai và mắt. Thậm chí, thai có thể bị chết.

Chích ngừa trước khi mang thai
Chích ngừa Rubella trước khi mang thai (Nguồn internet)

Vi rút rubella trong cơ thể trẻ mắc bệnh được đưa vào môi trường thông qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và trở thành mầm bệnh cho người khác.

Do mức độ tác hại của bệnh đối với thai nhi, phụ nữ cần chích ngừa trước khi mang thai để bảo vệ con mình. Đặc biệt, theo qui định của đặc tính thuốc, bệnh này cần được tiêm ngừa 3 tháng trước khi mang thai.

2. Chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai

Phụ nữ mang thai trong thời gian đầu nếu nhiễm thủy đậu có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thai nhi tuần thứ 13 đến 20 có nguy cơ bị dị tật cao nhất nếu mẹ mắc thủy đậu.

Việc chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai có thể giúp thai nhi tránh được những dị tật bẩm sinh như: teo vỏ não, thận ứ nước, viêm võng mạc bồ đào.

Chích ngừa trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con
Phụ nữ nên chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai (Nguồn internet)

Phụ nữ sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành chích ngừa thủy đậu. Việc tiêm phòng sẽ không được thực hiện khi phụ nữ có những dấu hiệu mẫn cảm với các thành phần của thuốc, mang thai, bệnh cấp tính, suy giảm miễn dịch. Chỉ nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

3. Chích ngừa viêm gan B trước khi mang thai

Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai sẽ có thể lây truyền sang cho thai nhi. Nguy cơ lây truyền có thể lên tới 80-90% nếu thai phụ bị viêm gan b trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trẻ mắc viêm gan B bẩm sinh thường không có triệu chứng bệnh nhưng có nguy cơ bị ung thư rất cao sau này. Trong khi đó, người mẹ bị viêm gan b có nguy cơ tử vong cao khi sinh con do mất các yếu tố đông máu và gan mất chức năng chống độc.

Chích ngừa trước khi mang thai
Ngừa viêm gan B trước khi có thai (Nguồn internet)

Vì vậy, việc chích ngừa trước khi mang thai là vô cùng cần thiết để hạn chế nguy cơ gây hại của bệnh đối với cả mẹ và con

4. Chích ngừa cúm trước khi mang thai

Thai phụ bị cảm cúm khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, việc chích ngừa cảm cúm nên được thực hiện trước khi mang thai.

Vắc xin ngừa cảm cúm có tác dụng trong 1 năm cho 1 lần tiêm. Tuy nhiên, vi rút cảm cúm luôn phát triển và biến đổi không ngừng. Do đó, người đã được chích ngừa vẫn có khả năng mắc bệnh.

Chích ngừa trước khi mang thai
Ngừa cảm cúm trước khi mang thai (Nguồn internet)

Vắc xin ngừa cảm cúm có tác dụng sau 2 tuần kể từ ngày được tiêm vào cơ thể. Do đó, việc chích ngừa trước khi mang thai cần được thực hiện một cách có kế hoạch.

5. Ngừa bệnh sởi trước khi mang thai

Tùy theo thời điểm mắc bệnh của thai phụ mà mức độ tác động của bệnh sởi lên thai nhi khác nhau.

[lo_irp post=’719′]

Thai phụ ở 3 tháng đầu thai kỳ mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai cao. Thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, nhẹ cân.

Mẹ mắc bệnh sởi ở 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ thai bị dị dạng thấp hơn. Tuy nhiên người mẹ vẫn còn có khả năng sẩy thai, thai chết lưu.

Phòng ngừa bệnh trước khi mang thai
Ngừa bệnh sởi trước khi khi mang thai (Nguồn internet)

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, người mẹ mắc bệnh sởi có nguy cơ sinh non, thai chết lưu. Do dó, việc phòng ngừa bệnh sởi trước khi mang thai là rất cần thiết.

Một số loại vắc xin ngừa bệnh khác có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai mà không gây hại cho thai nhi. Thai phụ nên tham khảo lịch tiêm phòng từ các bác sĩ chuyên khoa.

Facebook
Twitter
LinkedIn