Khám phá những tuyệt chiêu trị hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nguyên nhân gây nên hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh là do phân, nước tiểu đọng lại quá lâu hoặc do tã kém chất lượng khiến trẻ bị dị ứng. Bạn cần lưu ý để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé và xử lý kịp thời chứng hăm tã để tránh nguy cơ bội nhiễm nghiêm trọng.

1. Giấm táo

Nước tiểu có thể làm bỏng làn da nhạy cảm của bé, gây ra những hiện tượng như hăm tã, phát ban. Để cân bằng độ pH trong nước tiểu, bạn có thể dùng giấm táo. Công dụng của giấm táo là kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ mùi hôi của nước tiểu trên da.

Khám phá những tuyệt chiêu trị hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Để cân bằng độ pH, bạn có thể dùng giấm táo. (ảnh minh họa)

Bạn có thể pha một muỗng café giấm táo vào cốc nước sau đó sử dụng dung dịch này để lau cho bé khi thay tả. Cách này giúp da bé kháng nấm, tránh tình trạng hăm tã cũng như rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Lưu ý, làn da của bé còn rất mỏng manh vì thế bạn không nên đổ giấm trực tiếp lên da bé.

2. Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa hàm lượng protein cao giúp làm dịu làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó, yến mạch chứa hợp chất hóa học saponin giúp loại bỏ các loại dầu và bụi bẩn từ lỗ chân lông trên da bé.

Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Bột yến mạch chứa hàm lượng protein cao giúp làm dịu làn da nhạy cảm của bé. (ảnh minh họa)

Bạn có thể cho một muỗng canh bột yến mạch khô vào nước ấm. Dùng nước này tắm cho bé trong khoảng 10 phút rồi tắm lại với nước sạch. Thực hiện thao tác trên 2 lần/ ngày, tình trạng hăm tã của bé sẽ cải thiện nhanh chóng.

3. Sữa mẹ

Trong sữa mẹ có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, làm sạch da bé. Nhờ đó, loại thực phẩm dinh dưỡng này có thể trị được chứng hăm tã cho bé tốt nhất và ít tốn kém. Ngoài ra, sữa mẹ không gây dị ứng cho da bé nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Sữa mẹ không gây dị ứng cho da bé nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Trong sữa mẹ có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, làm sạch da bé. (ảnh minh họa)

Bạn chỉ cần dùng vài giọt sữa mẹ rồi thoa lên khu vực da bị hăm tã. Sau đó, bạn để da bé khô tư nhiên trong không khí trước khi thay tã mới cho bé.

[lo_irp post=’404′]

4. Lá khế

Đây là một loại lá có tính mát, sát khuẩn, thường dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng trong người. Trong dân gian, lá khế được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, hăm tã cho bé rất an toàn và hiệu quả.

Đây được xem là một loại lá chữa hăm tã cho bé rất an toàn và hiệu quả.
Lá khế được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. (ảnh minh họa)

Lá khế sau khi được rửa sạch, bạn đem ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút, vắt kiệt nước sau đó cho vào giã cùng hạt muối. Tiếp theo bạn hòa tan khế đã giã vào 1 lít nước sạch trong chậu sạch, sử dụng khăn lọc bỏ phần bã khế, sau đó dùng phần nước đã lọc để tắm cho trẻ sơ sinh.

Bạn có thể sử dụng nước khế đã lọc để rửa phần mông, phần bẹn và những nơi bị hăm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, bạn rửa lại với nước sạch rồi dùng khăn mềm lau khô người bé. Thực hiện các thao tác trên 2-3 lần/ ngày sẽ hạn chế chứng hăm cho bé hiệu quả.

5. Lá trầu không

Trong lá trầu có chứa chất kháng sinh, tiêu viêm, sát khuẩn. Bên cạnh đó, loại lá này còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau. Vì thế đây là loại lá chữa hăm tã hiệu quả và an toàn cho bé.

Loại lá này còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau.
Trong lá trầu có chứa chất kháng sinh, tiêu viêm, sát khuẩn. (ảnh minh họa)

Bạn rửa sạch lá trầu sau đó ngâm với muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp theo, đun sôi khoảng 1 lít nước rồi cho lá trầu vào. Bạn có thể dùng khăn sạch thấm vào nước trầu vừa đun sôi sau đó để khăn nguội, thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện cách trên từ 3-4 lần/ ngày, trong vòng khoảng 4 ngày tình trạng hăm tã ở trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Facebook
Twitter
LinkedIn