Tắc ống dẫn trứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của các chị em. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới nên được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân tắc ống dẫn trứng
- Viêm vùng chậu (PID): đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tắc ống dẫn trứng. Viêm vùng chậu là hậu quả của một bệnh lây qua đường tình dục trước đó. Những người bị bệnh viêm vùng chậu mãn tính có nguy cơ tắc ống dẫn trứng càng cao. Lúc này các ống dẫn trứng trở nên chật hẹp, lâu dần bị bí, tắc.
- Tắc ống dẫn trứng bẩm sinh: do thiếu một phần hoặc toàn bộ vòi trứng (trường hợp này rất hiếm gặp)
- Do những tổn thương khi nạo, phá thai hoặc từng làm phẫu thuật ở cổ tử cung,… ở các cơ sở y tế kém chất lượng. Điều này gây ra tình trạng nhiễm trùng tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu dẫn đến tắc ống dẫn trứng.
- Vệ sinh vùng kín kém trong thời kỳ kinh nguyệt gây viêm nhiễm ảnh hưởng tới ống dẫn trứng.
[lo_irp post=’101121′]
Dấu hiệu
Những dấu hiệu đầu tiên của tắc ống dẫn trứng là đau bụng kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt. Lúc này, vòi trứng bị tắc làm ảnh hưởng đến buồng trứng. Từ đó các chức năng buồng trứng bị rối loạn nên kinh nguyệt khó ổn định theo chu kỳ và lượng kinh nguyệt có thể nhiều lên.
Tắc ống dẫn trứng cũng gây cảm giác đau nhẹ và căng tức ở vùng bụng dưới. Cảm giác này ngày càng tăng khi dùng tay ấn vào bụng. Bụng trở nên căng cứng kéo theo tình trạng đau nhức ở lưng.
Tắc ống dẫn trứng còn gây ra tình trạng khó mang thai hoặc thai ngoài tử cung. Điều này do ống dẫn trứng bị tắc làm ngăn cản quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh về tử cung khiến phụ nữ khó mang thai hoặc thai ngoài tử cung. Ngoài ra, tắc ống dẫn trứng khiến cho buồng trứng hoạt động không theo chu kỳ, điều này gây khó khăn cho việc xác định ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai.
Bên cạnh những triệu chứng trên, tắc ống dẫn trứng cũng gây ra những dấu hiệu khác:
- Rối loạn chức năng tiêu hóa
- Dich âm đạo tiết ra bất thường
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu năng lượng
- Đau trong quan hệ tình dục
- Những biểu hiện bất thường ở cơ quan tiết niệu: tiểu rắt, tiểu liên tục.
Cách điều trị tắc ống dẫn trứng
Ở trường hợp tắc ống dẫn trứng nhẹ, phụ nữ có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc. Tuy nhiên, việc uống thuốc cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp nặng hơn không thể điều trị tại nhà, có nhiều cách để điều trị như sau:
- Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt dụng cụ nội soi vào buồng trứng sau đó sẽ đưa một dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng. Điều này giúp đẩy các chất gây tắc vòi trứng ra bên ngoài và tách những chỗ vòi trứng bị dính. Đây là một trong những phương pháp đem lại tỷ lệ thành công khá cao.
- Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Cách này áp dụng khi vòi trứng bị tắc, hẹp ở một đoạn và không có cách nào để thông tách. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn này đi, sau đó nối hai đoạn không bị tắc vào với nhau. Nếu phẫu thuật thành công, trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường.
- Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Phương pháp này sử dụng khi vòi trứng bị tắc quá nặng, dịch ứ nhiều và không còn hi vọng có thể thụ thai tự nhiên. Phẫu thật cắt ống dẫn trứng cũng được thực hiện khi chị em đồng ý làm thụ tinh nhân tạo. Vì việc để lại ống dẫn trứng sẽ khiến quá trình thụ tinh nhân tạo không đạt tỷ lệ thành công cao.