Giúp bạn giải đáp những lo lắng về u nang bì buồng trứng

U nang bì buồng trứng là khối u có nguồn gốc tế bào mầm. Các tế  bào này nếu phát triển và biệt hóa tốt sẽ tạo thành u bì với các cấu trúc là mô tuyến bã, da, tóc, xương (u nang bì trưởng thành). Bên cạnh đó, nếu các tế bào mầm biệt hóa không tốt sẽ tạo ra u bì không trưởng thành. Loại này có nguy cơ biến chứng thành ung thư cao.

1. Đặc điểm u nang bì buồng trứng

Giúp bạn giải đáp những lo lắng về u nang bì buồng trứng
U nang bì buồng trứng là khối u có nguồn gốc tế bào mầm. (ảnh minh họa)
  • Loại u nang này có vỏ dày, trơn láng, có lẫn những sợi cơ, lớp vỏ bên trong nang có cấu trúc tương tự như da
  • Lứa tuổi thường gặp: trẻ vị thành viên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và người già
  • Kích thước khối u không lớn, khoảng dưới 10cm
  • Thông thường, khối u chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng

2. Các loại u nang bì buồng trứng

95% các u nang bì trưởng thành thuộc dạng u nang bì trưởng thành.
Khi đã phát triển đủ lớn, u nang bì buồng trứng sẽ gây ra tình trạng đau bụng âm ĩ. (ảnh minh họa)

U nang bì trưởng thành

Theo thống kê, 95% các u nang bì trưởng thành thuộc dạng u nang bì trưởng thành. Loại này được phân chia thành 3 dạng:

  • U quái trưởng thành đặc: Đây là loại u nang bì buồng trứng hiếm gặp, xuất hiện ở trẻ em và thiếu niên. U quái trưởng thành đặc nếu xuất phát từ mô phôi thai là loại u ác tính, mặt khác, khối u xuất phát từ ba lá phôi lành là loại lành tính.
  • U quái trưởng thành bọc: Tên gọi khác của u quái trưởng thành bọc là u bọc dạng bì. Loại này phổ biến nhất trong dạng u nang bì trưởng thành (khoảng 30%), thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản.
  • U quái trưởng thành hóa ác tính: Phụ nữ sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh thường gặp phải loại u này. Loại này rất hiếm gặp (chỉ khoảng 2%), tuy nhiên nó rất nguy hiểm, thông thường chỉ 30% người bệnh sống sót sau 5 năm.

­U nang bì không trưởng thành

Loại u này chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các loại u nang bì buồng trứng (khoảng 1%). Nó thường xuất hiện trong đổ tuổi sau khi dậy thì (khoảng 18-19 tuổi). Đa số các trường hợp u quái không trưởng thành chỉ xuất hiện một bên buồng trứng. U nang bì không trưởng thành xuất phát từ lá thai trong hoặc lá thai giữa chưa biệt hóa.

[lo_irp post=’104675′]

3. Biểu hiểu của bệnh

U nang bì buồng trứng
Bệnh rất khó để nhận biết và đề phòng. (ảnh minh họa)

Khi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, u nang buồng trứng loại bì thường không có dấu hiệu rõ rệt. Vì thế, bệnh rất khó để nhận biết và đề phòng. Khi đã phát triển đủ lớn, u nang bì buồng trứng sẽ gây ra những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ liên tục, luôn có cảm giác khó chịu trong tử cung
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau nhức ở vùng chậu và có thể lan ra hai bên đùi, kéo dọc trên thắt lưng
  • Đau trong quá trình quan hệ tình dục
  • Rối loạn đại tiện do khối u chèn ép trực tràng

4. Phòng ngừa u nang bì buồng trứng

Bạn nên hạn chế ra quá nhiều mồ hôi vì điều này có thể cơ thể mất nhiều nước
Bạn nên ăn những thực phẩm bổ sung sắt trong máu: gan, hạt đậu, thịt bò,… (ảnh minh họa)
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Tập thể dục đều đặn, tuy nhiên không nên vận động quá mạnh và đột ngột. Đồng thời, bạn nên hạn chế ra quá nhiều mồ hôi vì điều này có thể cơ thể mất nhiều nước.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu vitamin B, A, D,… và hạn chế chất béo. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Khi kinh nguyệt bất thường, bạn nên ăn những thực phẩm bổ sung sắt trong máu: gan, hạt đậu, thịt bò, đậu phụ,…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tích cực. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh làm việc quá sức và những suy nghĩ tiêu cực vì điều này có thể dẫn đến tình trạng suy gan, khí huyết kém. Đây là một trong những nguyên nhân gây u nang bì buồng trứng.
  • Tránh tình trạng nạo phá thai, lạm dụng thuốc tránh thai và nên đi khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/ lần.
Facebook
Twitter
LinkedIn