Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 14 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm của con theo từng giai đoạn để giúp con phát triển tốt nhất.

Ăn ít thường xuyên hơn.

Lúc này, bé yêu của bạn đã sở hữu chiếc dạ dày lớn hơn lúc mới sinh. Vì vậy, bé không cần phải ăn thường xuyên như trước nữa. 4 đến 5 lần một ngày là đủ.

Tuy nhiên, nếu không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ cũng có thể muốn ăn 6 đến 8 lần/ ngày

Trọng lượng cơ thể của bé đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Thời điểm này, sữa mẹ cũng sẽ tăng thành phần chất béo và chất khoáng để thích hợp với nhu cầu phát triển ngày một tăng của bé.

Đừng hy vọng rằng con bạn sẽ ăn uống một cách có trật tự. Trẻ lúc này rất dễ bị phân tâm vì những tiếng động bên ngoài chi phối. Hãy giảm thiểu những phiền nhiễu này bằng cách cho trẻ ăn trong phòng yên tĩnh và không quá sáng.

Dành thời gian chơi một mình.

Bây giờ, em bé có thể chơi với bàn tay và bàn chân của chính mình trong vài phút mỗi lần. Bé sẽ lặp lại hành động của mình nhiều lần cho đến khi nắm rõ được kết quả xảy ra như thế nào. Sau đó, bé sẽ chuyển sang động tác khác để xem một kết quả khác.

Sẽ có những khoảnh khắc bạn thấy bé im lặng chú tâm vào các hoạt động của bản thân. Đây là lúc mà người ta thường gọi là bé “đang chơi một mình”. Hãy để bé có khoảng không riêng, điều này cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển tư duy của bé.

Khả năng tương tác và niềm vui của bé.

Bé vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hình ảnh và sự vật thật. Vì vậy, bé có thể có cùng một loại phản ứng khi thấy bức ảnh bạn đang cười và nụ cười thật của bạn ngoài đời.

Cảm giác về bản thân mình cũng đang phát triển. Con bạn có thể rất thích nhìn vào gương và mỉm cười với hình ảnh của chính mình.

Đây cũng là lúc bé thể hiện rõ sự thích thú hay chán ghét đối với các thể loại âm nhạc. Hãy để ý thái độ của bé khi được cho nghe các loại nhạc. Một số bé chỉ thích thể loại nhẹ nhàng, số khác sẽ hưng phấn khi nghe nhạc sôi động. Nếu bé nín khóc vì một bản nhạc thì rất có thể vì bé thích thú bản nhạc đó.

Thay đổi màu mắt.

Thời điểm này là lúc màu mắt thay đổi để hình thành màu mắt đặc trưng của trẻ cho đến suốt đời. Đôi mắt màu caramel thường chuyển thành màu nâu đậm. Mắt màu xanh nhạt có thể chuyển thành màu xanh lục, xanh hoặc màu nâu.

Các tật về mắt của trẻ sẽ được bác sĩ kiểm tra trong thời gian sớm để có hướng điều trị kịp thời.

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn