Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có phải là một biến chứng xấu?

Một số phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Vậy điều này có mức ảnh hưởng như thế nào đến người mẹ lẫn thai nhi? Mọi điều sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Các dấu hiệu chuyển dạ

Thông thường, quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài từ 16 đến 24 giờ đối với những ai lần đầu làm mẹ. Ngoài ra, nó sẽ rút ngắn lại từ 8 đến 16 giờ đối với những người mẹ sinh con rạ. Trước khi tìm hiểu về vấn đề cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, chúng ta hãy điểm qua các dấu hiệu chuyển dạ sau đây:

1.1 Xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên

Sinh thường và sinh mổ sẽ mang lại cho bạn những lợi ích riêng. Khi sinh mổ bạn sẽ không phải đối diện những các cơn đau khi chuyển dạ. Nhưng ngược lại đối với sinh thường, bạn phải chịu những cơn co thắt mạnh mẽ trong 1 đến 2 tuần cuối thai kỳ.

Nhưng ngược lại đối với sinh thường, bạn phải chịu những cơn co thắt mạnh mẽ trong 1 đến 2 tuần cuối thai kì.
Đau bụng chính là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh cho những phụ nữ đang mang thai. (nguồn: internet)

Các cơn co này sẽ kéo dài khoảng 30 giây và thường xuyên hơn khi bạn chuẩn bị lâm bồn. Đồng thời lúc này, bụng bầu sẽ căng cứng lên, bạn có thể cảm nhận bằng cách dùng tay sờ lên bụng.

[lo_irp post=’104215′]

1.2 Đau lưng

Đau lưng là một dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm. Lúc này nó đã sẵn sàng cho sự ra đời của thai nhi. Bạn có thể cảm nhận được các cơn đau xuất hiện tại lưng dưới. Nhưng một số người mẹ lại cảm thấy các cơn đau lưng xuất hiện từ vùng xương chậu và xung quanh xương chậu.

Để giảm bớt đau lưng, bạn có thể thay đổi vị trí ngồi, nằm cho thoải mái. Hãy tựa lưng dưới vào tường để bớt đau. Hoặc bạn có thể nhờ người thân massage phần lưng dưới cho mình. Đây cũng là cách giảm đau khi đẻ thường vô cùng hữu hiệu cho bạn.

Bạn có thể cảm nhận được các cơn đau xuất hiện tại lưng dưới.
Vào những tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy đau lưng. (nguồn: internet)

1.3 Xuất hiện dịch nhầy

Khoảng 1 tuần trước khi bước vào ca sinh, bạn sẽ thấy xuất hiện dịch nhầy màu hồng đỏ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã bắt đầu mở, bạn có thể sinh con vào 1 đến 2 ngày tới hoặc sẽ kéo dài đến 1 tuần sau đó.

1.4 Vỡ ối

Biểu hiện vỡ ối chính cho thấy bạn sắp sinh. Khi xuất hiện nước nhỏ giọt liên tục từ trong cơ thể ra ngoài thì đây chính là hiện tượng rỉ ối. Còn vỡ ối chính là nước từ trong cơ thể chảy ra ngoài ổ ạt.

Bởi vỡ ối trong thời gian dài sẽ khiến cho thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Vỡ ối rất nguy hiểm, vì thế bạn nên đến bệnh viện gấp để kiểm tra. (nguồn: internet)

Lúc này bạn nên đến ngay bệnh viện để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mình. Nếu không tiến hành sinh ngay khi vỡ ối, thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

2. Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là như thế nào?

Thông thường cổ tử cung mở khi xuất hiện song song các dấu hiệu chuyển dạ nói trên. Khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ mở từ 3 đến 10 cm cùng với các cơn gò. Chúng có tần suất từ nhẹ đến mạnh để thúc đẩy bé ra ngoài.

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng chính là một hiện tượng lạ.
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? (nguồn: internet)

Vì thế khi cổ tử cung mở nhưng không đau bụng chính là một hiện tượng lạ. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Khi thai đã quá 40 tuần nhưng vẫn chưa xuất hiện quá trình chuyển dạ, bạn có thể đến bệnh viện để áp dụng những phương pháp giục sinh an toàn.

Facebook
Twitter
LinkedIn