Có một sức khỏe tốt là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Trong toàn bộ thai kỳ, nếu có những triệu chứng bất thường, phụ nữ nên tìm gặp bác sĩ để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời.
1. Chóng mặt, đau đầu
Mất nước chính là nguyên nhân chính dẫn đến đau đầu. Hiện tượng đau nhức đầu có thể chóng qua khi bạn ăn uống đầy đủ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nhức đầu khi mang thai cứ kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn nên xin lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu để áp dụng. Chế độ dinh dưỡng sẽ duy trì được sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
2. Đau bụng và nôn mửa
Nôn mửa là một dấu hiệu vô cùng bình thường ở các mẹ bầu. Nhưng không phải vì thế mà bạn lơ là với dấu hiệu này. Nếu bạn bị nôn mửa kèm theo đau bụng trên 1 lần/ngày, hãy đến gặp bác sĩ để chữa trị.
Tình trạng nôn ói quá nhiều sẽ khiến không còn gì trong dạ dày. Hơn nữa nó lại tạo cảm giác chán ăn ở thai phụ. Điều này có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Tình trạng mất nước kéo dài cùng với việc không hấp thụ được chất dinh dưỡng có thể dẫn đến sảy thai hay sinh non.
3. Ra máu kèm theo sốt, đau bụng, ớn lạnh
Hiện tượng phụ nữ ra máu trong thời kỳ đầu mang thai là bình thường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiện tượng ra máu kèm theo sốt, đau bụng, ớn lạnh thì không được xem thường. Ra máu kèm theo chóng mặt ở ba tháng đầu thai kì có thể là báo hiệu thai ngoài tử cung
Nếu xuất hiện ra máu cùng với các cơn đau thắt tử cung, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ. Đừng chần chờ nữa vì đây chính là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai, dọa sảy hay bong nhau thai non.
4. Sốt cao trên 39 độ
Để sự phát triển của thai nhi ổn định, thân nhiệt của người mẹ cần đảm bảo ở mức bình thường. Nếu sốt cao quá 39 độ, bầu cần được đưa đến bệnh viện gấp. Vì sốt chính là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.
Trong thời gian đầu mang thai, sốt kéo dài sẽ dẫn đến sảy thai. Đặc biệt khi mang thai, bạn không được tùy ý dùng thuốc để hạ sốt. Nếu không muốn ảnh hưởng đến thể trạng của bé, bạn chỉ nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Đau vùng chậu bất thường
[lo_irp post=’259′]
Triệu chứng này có vẻ bình thường và luôn xảy ra trong suốt thời gian mang thai. Nhưng nếu bạn bị đau vùng chậu dữ dội, dai dẳng hãy kiểm tra ngay. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách giảm đau hông hay lưng cho bà bầu.
6. Sự vận động của thai nhi thưa dần
Từ một đứa bé hiếu động, ngày nào cũng đạp phá liên tục nhưng nay lại im lặng kì lạ. Nếu bạn đang mắc phải hiện tượng này có nghĩa là bé đang thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.
Hãy uống một cốc nước trái cây vì chất đường tự nhiên sẽ kích thích giúp bé hoạt động. Bạn hãy đếm thử xem trong 10 phút bé có bao nhiêu cử động. Nếu trong hai giờ vẫn chưa tới 10 cử động, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái và nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh.
Sau hai lần thử, thai nhi vẫn chưa đạt được số cử động trên, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.