Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân sâu xa gây đột quỵ

Theo một số nhà nghiên cứu, nguyên nhân ẩn dấu bên trong bệnh đột quỵ có liên quan đến quá trình tạo máu của cơ thể. Thông thường, máu được tạo ra theo một qui trình với một tỉ lệ các thành phần máu nhất định. Bởi một nguyên nhân nào đó, quá trình này bị mất cân bằng khiến việc sản xuất máu trở nên bất bình thường. Người ta gọi tình trạng này là CHIP (Clonal Hematopoiesis of Indeterminate Potential).

CHIP được xem như một loại đột biến xảy ra trong quá trình sống của con người. Nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với chất độc, khói thuốc lá hoặc một chấn động kém may mắn nào đó khiến quá trình tạo máu trở nên bất thường.

Mỗi ngày, vài trăm tế bào gốc sản sinh máu bắt đầu phân chia nhanh chóng thành 10 tỷ tế bào máu cần thiết để thay thế những tế bào đã chết. Bởi một sự ngẫu nhiên nào đó, một trong số các tế bào gốc bị đột biến và từ đó sản sinh ra một loạt những tế bào đột biến tương tự. Một số đột biến đến từ các sự kiện sức khỏe đã xảy ra trong quá khứ tưởng chừng đã không để lại hậu quả lâu dài nào.

Tạo máu bất thường có thể gây đột quỵ
Nguy cơ tạo máu bất thường tăng lên theo độ tuổi (ảnh internet)

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng CHIP có khả năng làm tăng nguy cơ đau tim gấp 4 lần bình thường. Vậy từ đâu mà CHIP gây ra điều này?

Câu trả lời có thể nằm ở việc các tế bào đột biến tạo thành mảng bám gây tắt nghẽn, xơ vữa động mạch hoặc khiến quá trình này phát triển nhanh chóng hơn.

Cũng giống như cao huyết áp và mỡ trong máu, CHIP cũng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Trên 20% số người ở độ tuổi 60 gặp phải tình trạng này. Tỉ lệ này sẽ gia tăng theo độ tuổi. Do đó, con người dường như chỉ ở trong 2 trường hợp. Một là đã biểu hiện tình trạng tạo máu bất thường. Hai là sẽ bắt đầu tạo máu bất thường vào một thời điểm nào đó.

Hiện tại, một người muốn biết liệu trong mình có đang xảy ra hiện tượng tạo máu bất thường hay không thì có thể tiến hành xét nghiệm với chi phí lên đến vài nghìn đô la.

 

 

Tế bào gốc bị đột biến sẽ sản sinh ra hàng loạt các tế bào đột biến
Người ta có thể kiểm tra liệu tế bào gốc có bị đột biến hay không (ảnh internet)

Trong nghiên cứu riêng của mình, tiến sĩ Ebert và tiến sĩ Walsh đã tiến hành tiêm tế bào gốc bị đột biến vào cơ thể của chuột. Kết quả là các tế bào máu này bắt đầu sản sinh ra với số lượng càng nhiều và tạo thành các mảng bám trong động mạch của chuột.

Từ nghiên cứu này, tiến sĩ Ebert cũng cho biết rằng CHIP còn có thể liên quan đến các bệnh viêm khác như viêm khớp.

Như vậy, việc tạo máu bất thường đến từ một nguyên nhân ngẫu nhiên kém may mắn nào đó cũng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim hoặc ung thư máu. Nguyên nhân sâu xa này cũng rất ít được biết đến vì không có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài.

Facebook
Twitter
LinkedIn