Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đa phần là lành tính. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề và nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh thường không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. (ảnh minh họa)

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 tấn cọng khi sức đề kháng của bé còn yếu. Bệnh không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

[lo_irp post=’104254′]

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở trẻ em
Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh, bạn nên đưa con đế khám tại các cơ sở y tế. (ảnh minh họa)

Những biểu hiện ban đầu thường thấy của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và nổi ban đỏ trên da.

  • Sốt: Khi mắc bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc cao. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sốt cao không thể kiểm soát là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
  • Nổi ban trên da: Trong vòng 1-2 ngày khi phát bệnh, da bé sẽ có những nốt hồng ban đường kính từ 2-5 mm. Những nốt này thường không gây cảm giác đau và ngứa. Sau đó, chúng phát triển thành các nốt bọng nước.
  • Loét miệng: Các nốt ban xuất hiện nhiều quanh miệng sẽ gây ra loét miệng. Những vết loét thường có đường kính 4-8mm. Chúng xuất hiện trong miệng, trên lưỡi hoặc vòm miệng và gây khó khăn cho trẻ trong quá trình nhai, nuốt.

Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh, bạn nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp bạn được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em được đánh giá là nặng nề khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao liên tục không thể hạ được
  • Trẻ ngủ li bì, mê man
  • Thở bất thường, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, châm
  • Tay chân run rẩy, ngồi không vững, đi đứng loạng choạng.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đa phần là lành tính.
Hãy cho trẻ nghỉ ngơi để nơi yên tĩnh, vệ sinh răng miệng đúng cách. (ảnh minh họa)

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thế nhưng bạn có thể sử dụng các biện pháp khắc phục sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, nên bổ sung những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa,…
  • Bổ sung vitamin C cho trẻ đúng cách thông qua các loại rau xanh và hoa quả.
  • Dùng thuốc giảm đau và sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%
  • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, tránh bội nhiễm vi khuẩn. Bạn có thể tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt.
  • Sử dụng dung dịch betadin để bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Cách phòng bệnh

Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay hoặc ngậm đồ chơi.
Nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. (ảnh minh họa)
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên: khi chế biến thức ăn cho bé, trước khi bế bé, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã, làm vệ sinh cho bé.
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay hoặc ngậm đồ chơi
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người hoặc những nơi có mầm bệnh
  • Những vật dụng cá nhân của bé như bình sữa, ly uống nước, chén và muỗng ăn,… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.
Facebook
Twitter
LinkedIn