Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bị ho trong điều kiện bình thường đã rất khó chịu, bị ho khi mang thai lại càng khó chịu hơn. Thêm nữa, phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng của họ lúc này suy giảm.

Vì sao phụ nữ bị ho khi mang thai?

Ho là biểu hiện cơ thể tự động tống những dị nguyên bên trong ra ngoài. Những dị nguyên này mang tính chất gây hại cho cơ thể. Triệu chứng này thường là kết quả của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cảm lạnh…

Có hơn 200 loại vi rút gây ra các triệu chứng cảm lạnh, trong đó có ho. Các triệu chứng khác kéo dài khoảng 1 tuần. Trong khi ho có thể kéo dài đến 3 tuần.

Ho là phản ứng của cơ thể trước những dị nguyên gây hại cho cơ thể
Triệu chứng ho có thể kéo dài đến 3 tuần (ảnh minh họa)

Cơn ho có thể gây áp lực lên vùng bụng và khiến cả mẹ và bé khó chịu. Một số trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể bị đau ngực, ho ra máu. Lúc này không còn gọi là ho khi mang thai nữa mà được xem là tắc mạch phổi, rất nghiêm trọng.

Rất nhiều bà mẹ cảm thấy đau và khó chịu lúc bị ho khi mang thai. Không dễ để kiểm soát các cơn ho khi thai trong bụng đã lớn. Áp lực lên thai nhi lại càng tăng. Dù vậy, những cơn ho này không thể gây hại cho em bé của bạn.

Ho khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Các cơn ho của mẹ không trực tiếp gây hại cho bé. Tuy nhiên, những hệ lụy từ nó có thể gây nên một số tác hại đối với thai nhi.

Phụ nữ mang thai thường bị stress do bị ho nặng. Điều này khiến họ lo lắng liệu các cơn ho có gây hại đến thai nhi. Hay có phải chăng họ đang gặp một căn bệnh nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, cử động ho đơn giản có thể làm căng thẳng tâm lý và sinh lý. Cơ thể sẽ bị căng thẳng và giải phóng hormone cortisol qua các cơn ho. Hormone này có thể vượt qua hàng rào nhau thai và ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đang phát triển.

Ho có thể dẫn đến stress ở thai phụ
Các chứng viêm nhiễm kéo dài đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi (ảnh minh họa)

Trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị căng thẳng hoặc chấn thương có thể bị dị tật bẩm sinh và thiếu cân. Nếu phụ nữ bị ho khi mang thai đồng thời căng thẳng quá mức, hãy tham khảo ngay với bác sĩ để điều trị.

[lo_irp post=’103928′]

Ho khi mang thai bản chất thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cho biết cơ thể đang nhiễm trùng. Nếu không chữa trị kip thời, nhiễm trùng sẽ lan khắp cơ thể người mẹ, trong đó có bào thai.

Người mẹ bị ho khi mang thai thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Điều này ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng nuôi thai.

Phải làm gì để chăm sóc phụ nữ bị ho khi mang thai

Phụ nữ mang thai không thể sử dụng những biện pháp từ thuốc thông thường để trị ho. Các loại thuốc ho đều mang nguy cơ gây hại lên thai nhi. Vì vậy, cả bác sĩ cũng sẽ phải cân nhắc khi cho phụ nữ bị ho khi mang thai dùng các thuốc kháng sinh.

Việc chăm sóc cơ thể một cách khoa học là vô cùng cần thiết vào lúc này để tránh việc mất sức ở thai phụ.

Nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể lấy lại sức. Việc cơ thể được nghỉ ngơi cũng sẽ làm giảm tần suất các cơn ho khi mang thai.

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng
Cung cấp đủ nước để tránh mất nước khi bị ho (ảnh minh họa)

Uống nhiều nước, nước trái cây để luôn đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tránh được việc bị mất nước khi ho.

Các cơn ho có thể khiến bạn chán ăn nhưng đừng vì thế mà từ bỏ chế độ ăn uống trong thai kỳ. Cung cấp dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Điều quan trọng nhất là chữa trị từ nguồn gốc của chứng ho khi mang thai. Bất kỳ loại bệnh viêm nhiễm nào kéo dài trên cơ thể của mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi.

Facebook
Twitter
LinkedIn