Báo động 3 vấn đề tâm lý của trẻ mà mẹ không thể bỏ qua

Trẻ phát triển một cách thông minh, khoẻ mạnh luôn là mong ước của bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, do di truyền hay các tác nhân bên ngoài vô tình gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con.

Trầm cảm:

Trẻ em cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh trầm cảm tương tự như người trưởng thành. Vấn đề tâm lý của trẻ thường bắt nguồn từ thời thơ ấu.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm:

  • Lượng neurotransmitters trong não của con bạn thấp hơn so với bình thường. Nhiệm vụ của chất này là giúp điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thần kinh.
  • Trầm cảm có thể mang tính lây truyền từ gia đình hay trong môi trường sinh hoạt thường ngày.
  • Những ký ức tiêu cực trong cuộc sống: sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình.
  • Việc thiếu tôn trọng hay quan tâm của cha mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

    tâm lý của trẻ
    Cha mẹ hãy dành thời gian để vui chơi cùng trẻ cũng như lắng nghe những mong muốn của con.(ảnh internet)

Lời khuyên cho mẹ:

  • Dành nhiều thời gian để vui chơi với trẻ và duy trì hằng ngày. Cha mẹ thường xuyên trò chuyện với con sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.
  • Trẻ cần được những người xung quanh đối xử nhẹ nhàng và từ tốn. Cha mẹ và thầy cô nên dành thời gian lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của trẻ.
  • Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc để cùng trẻ vượt qua trầm cảm.
  • Trẻ cần được tự do phát triển kỹ năng theo sở thích. Cha mẹ tránh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của bản thân lên con.

Tự kỷ

Tự kỷ là một chứng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp. Căn bệnh tâm lý của trẻ này bao gồm những khiếm khuyết về tương tác xã hội và ngôn ngữ.

Một số nguy cơ dễ dẫn đến tự kỷ ở trẻ:

  • Những người thân trong gia đình bị mắc bệnh tự kỷ
  • Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị nhiễm vi rút Rubella hay các bệnh lý tuyến giáp.
  • Khi sinh, trẻ bị ngạt, sinh non, dùng các phương pháp can thiệp, sang chấn não.
  • Khi mang thai, người mẹ tiếp xúc với các hoá chất độc hại hay mắc bệnh đái tháo đường.
  • Sự bất thường của nhiễm sắc thể.

    tâm lý của trẻ
    Nếu phát hiện sớm, trẻ tự kỷ có khả năng hoà nhập với các bạn đồng trang lứa. (ảnh internet)

Lời khuyên cho mẹ:

Bệnh tự kỷ càng sớm được phát hiện thì nguy cơ chữa khỏi càng cao. Vì thế, bạn nên tham khảo những giai đoạn sau đây để sớm giúp trẻ khỏi bệnh:

  • 18 đến 36 tháng tuổi, nếu được phát hiện, khả năng chữa khỏi của con bạn sẽ là khoảng 30%. Trẻ sẽ có khả năng hồi phục và hoà nhập trở lại với xã hội.
  • 1 đến 3 tuổi, các bé bị nhẹ, trung bình sẽ cải thiện và phát triển khả năng giao tiếp.
  • Nếu phát hiện sớm, 80% trẻ tự kỷ có thể đi học và hoà nhập với các bạn bình thường.

Rối loạn lưỡng cực:

Rối loạn lưỡng cực không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải. Trẻ bị rối loạn lưỡng cực thường có sự thay đổi cảm xúc từ hưng cảm sang trầm cảm.

Giai đoạn hưng cảm, con bạn có thể vui vẻ, ngờ nghệch trong khi vẫn có thể nổi nóng. Với giai đoạn trầm cảm, trẻ đột nhiên trở nên trầm lặng và có thể khóc bất cứ lúc nào.

Bệnh tâm lý của trẻ này thường có những dấu hiệu:

  • Tính khí thất thường, dễ cáu giận.
  • Ít ngủ, mất tập trung.
  • Cảm thấy vô vọng hay vô dụng, có thể thực hiện hành vi gây nguy hiểm.
  • Chuyển đổi cảm xúc thất thường như đang vui vẫn có thể than khóc.
  • tâm lý của trẻ
    Cha mẹ cần cư xử nhẹ nhàng với trẻ cũng như lưu ý đến cảm xúc và hành vi của con. (ảnh internet)

Lời khuyên cho mẹ:

  • Trao đổi với bác sĩ để tìm ra những giải pháp thích hợp.
  • Quan tâm đến cảm xúc và hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể ghi chép lại lịch sinh hoạt cũng như hành vi và cảm xúc của con.
  • Trao đổi với giáo viên do trẻ mắc bệnh này thường mất tập trung học tập và giao tiếp. Thầy cô nên có thái độ cư xử nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ.
  • Hỗ trợ con theo dõi lịch trình chữa bệnh và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ.
  • Trao đổi với con về tình trạng bệnh
  • Giải thích cho con rằng vấn đề tâm lý của trẻ không có gì là phải xấu hổ.
  • Chuẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp trẻ sớm hoà nhập với xã hội. Đồng thời, trẻ sẽ giảm nguy cơ gây ra những hành vi nguy hiểm cho bản thân và xà hội.

Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ. Việc dành nhiều thời gian bên con luôn là liệu pháp tinh thần tốt nhất cho trẻ.

Facebook
Twitter
LinkedIn