Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì của trẻ

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì liên tục xuất hiện những tin tức như nữ sinh đánh nhau, nam sinh bỏ nhà đi bụi, học sinh quan hệ hình dục sớm … khiến nhiều bậc cha mẹ ngày càng lo lắng. Chính những thay đổi về tâm sinh lý đã khiến trẻ bị khủng hoảng dẫn đến những hành động bộc phát gây hậu quả không nhỏ.

Những thay đổi về tâm lý của trẻ trong giai đoạn khủng hoảng
Rối loạn cảm xúc
Trước hết cần phân biệt tâm trạng u buồn thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên với rối loạn trầm cảm bệnh lý. Khác với rối loạn trầm cảm, những khoảnh khắc u buồn thường không kéo dài , không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, rối loạn trầm cảm ở tuổi vị thành niên thì khác, Rối loạn trầm cảm không chỉ biểu hiện qua rối loạn cảm xúc ( Dễ tức giận , hay tự ái,…) mà nó còn biểu hiện qua những hành vi bất thường (ức chế, mệt mỏi khi hoạt động, có hành vi hung bạo…) hay những rối loạn cơ thể (đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống…).
Khuynh hướng muốn trở thành người lớn
Khuynh hướng trên được các bạn trẻ thể hiện trong mọi lĩnh vực, ví dụ như trong học tập trẻ muốn độc lập lĩnh hội tri thức, có quan điểm và lập luận riêng. Trong phạm vi ý thức xã hội, các bạn mong muốn, đòi hỏi người lớn đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn. Tuy nhiên sự không thay đổi trong cách ứng xử của người lớn gây ra không ít những xung đột ở lứa tuổi này
Nhu cầu tình dục
Ở độ tuổi này, các bạn trẻ đã có nhu cầu tình dục. Đặc biệt là thích khám phá, tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính dục. Với bản tính tò mò, ham khám phá cùng với sự nhầm tưởng tình yêu và chưa ý thức được hậu quả, dễ khiến các em hành động theo bản năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Các biện pháp dành cho cha mẹ khi có con trong độ tuổi dậy thì
Các biện pháp đối với lứa tuổi này gắn liền với công tác giáo dục của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội
Giáo dục giới tính, giáo dục tâm lý sớm cho trẻ vị thành niên:
Có rất nhiều hành vi sai lệch của các bạn trẻ được thực hiện do tò mò, và chúng ta chỉ tò mò khi ta chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nhiều trường học ở nước ta vẫn ngại ngùng khi đề cập đến những vấn đề giới tính. Điều này thực sự đáng ngại bởi việc giáo dục giới tính là rất cần thiết giúp trẻ vị thành niên nắm vững kiến thức cần thiết và tự bảo vệ mình.
Cha mẹ không can thiệp, quan tâm quá mức:
Khi thấy con có những hành vi không vừa ý, cha mẹ đừng hốt hoảng và áp đặt suy nghĩ của mình rồi bắt con phải làm theo. Biểu hiện thường thấy của các bậc cha mẹ là cấm đoán khi con mình thích ăn mặc như một ngôi sao, hay hớ hênh, phản cảm… Tuy nhiên, đừng vội cấm đoán, hãy trò chuyện nhiều hơn với trẻ, quan tâm một cách vừa đủ, hỏi xem con thực sự muốn gì. Và hơn hết cha mẹ hãy tôn trọng sự khác biệt của trẻ nếu trong phạm vi chấp nhận được thay vì áp đặt con trở thành người mà bố mẹ mong muốn.
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa:
Cách tốt nhất trong giai đoạn khủng hoảng này là nên cho trẻ tham gia vào các họat động xã hội hay các khóa học ngoại khóa về sức khỏe sinh sản để trẻ hiểu được tiến trình của giai đoạn tuổi dậy thì, cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng xác định hình ảnh bản thân, giữ mình an toàn
Đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý:
Nếu trong trường hợp tình trạng rồi loạn tâm lý của trẻ vị thành niên ngày càng tăng và cha mẹ khó kiểm soát thì hãy nhờ đến chuyện gia tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Và cuối cùng, cha mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với môi trường bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy từ môi trường sống, phim ảnh, internet…
Facebook
Twitter
LinkedIn