Thai 30 tuần đánh dấu một chặng đường dài mẹ và bé đã cùng đồng hành. Vào thời điểm này, một vài chỉ số quan trọng sẽ giúp bạn biết được sự phát triển của con yêu. Hãy cùng Giadinhtre.vn tìm hiểu thai 30 tuần cần khám gì, các mẹ nhé!
Thai 30 tuần cần khám gì?
Thai 30 tuần cần khám gì luôn là câu hỏi dành được nhiều sự quan tâm của mẹ bầu. Vào giai đoạn này, bạn nên được chích nhắc mũi uốn ván lần 2.
Mũi đầu tiên cần được thực hiện vào tuần thứ 26 của thai kỳ. Hai mũi tiêm này phải được tiêm cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 phải trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của vắc xin lên thai nhi.
Đồng thời, mẹ bầu nên tham khảo các thủ tục đăng ký sinh ở một số bệnh viện. Bạn nên chủ động hỏi thêm bác sĩ về tình trạng thai nhi cũng như những rủi ro để tránh sinh non.
Sự thay đổi của thai nhi 30 tuần tuổi
Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết được cân nặng của con yêu. Với giai đoạn này, thai nhi đã nặng trung bình khoảng từ 1,33 đến 1,35kg và chiều dài xương đùi khoảng 36 đến 38 cm.
Phổi của bé cũng có chút thay đổi như việc xuất hiện nước bên trong. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình hô hấp của trẻ khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Thời điểm này thị lực của trẻ rất phát triển. Các lông tơ dần tiêu giảm. Đồng thời, chân tay trở nên mũm mĩm hơn do sự tích tụ của chất béo dưới da.
Nếu là bé trai, tinh hoàn của con đã di chuyển từ thận về gần háng. Đối với bé gái, âm vật sẽ phát triển lên phía trên do do kích thước của hai môi chưa đủ để che phủ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Vào giai đoạn này, vòng 2 của mẹ đã lớn hơn ngực khá nhiều. Bạn nên lựa chọn những loại áo ngực mềm mại, nhẹ nhàng nâng đỡ và tránh các loại áo có gọng, kiểu dáng cầu kỳ.
Cơ thể mẹ bầu sẽ thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ. Bạn có thể uống nước hay chè hạt sen để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đôi khi, mẹ bầu có thể cảm nhận được các cơn co thắt tử cung. Nếu cơn co thắt xuất hiện thường xuyên, bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ để tránh nguy cơ sinh non.
Một số mẹ đã xuất hiện sữa non ở tuần thứ 28. Vì thế, trong tuần thai thứ 30, khi một ít sữa non rỉ ra đầu núm vú, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bạn có thể sử dụng các miếng thấm lót sữa nếu việc rỉ sữa khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Một số triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải là khó tiêu, ợ nóng, táo bón, âm đạo tiết dịch nhiều hơn, sưng phù bàn chân và mắt cá chân do áp lực từ những cú chuyển động của thai nhi.
Vào thời điểm này cân nặng của mẹ sẽ tăng tỉ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi. Một số mẹ bầu có thể tăng 1/2 kg mỗi tuần. Một trong những nguyên nhân gây tăng cân chủ yếu ở giai đoạn này là tình trạng cơ thể trữ nước. Nếu có dấu hiệu tăng cân mất kiểm soát kèm theo các cơn đau đầu, mẹ nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ.
Cảm giác thèm ăn cũng là nguyên nhân gây tăng cân nhanh và đột ngột của mẹ bầu. Do đó, bạn nên chuẩn bị một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoáng chất và vitamin. Các bài tập yoga bầu sẽ giúp bạn thư giãn, làm mềm các cơ giúp hỗ trợ quá trình chuyển dạ.
Qua bài viết này, Giadinhtre.vn hi vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi thai 30 tuần cần khám gì. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp mẹ sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường. Từ đó, các bác sĩ sẽ nhanh chóng có những biện pháp can thiệp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Với tuần thai thứ 30, mẹ nên đi tiêm ngừa uốn ván lần 2 cũng như theo dõi kĩ sự phát triển của thai nhi.