Mang thai 37 tuần bị cảm cúm có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Triệu chứng thai 37 tuần bị cảm cúm thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên thai phụ cần cảnh giác với những biểu hiện cảm cúm kéo dài kèm theo sốt cao, buồn nôn, chóng mặt. Lúc này, thai nhi có thể đang gặp nguy hiểm, người mẹ cần đi khám và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân thai 37 tuần bị cảm cúm

Vào tuần thai thứ 37, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, người mẹ dễ mắc phải chứng cảm cúm. Lúc này, các loại virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương các tế bào.

Nguyên nhân thai 37 tuần bị cảm cúm
Triệu chứng thai 37 tuần bị cảm cúm thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. (Nguồn internet)

Đặc biệt, thai 37 tuần bị cảm cúm còn xuất phát từ những thay đổi nội tiết trong giai đoạn cuối thai kỳ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho,…

[lo_irp post=’101992′]

2. Mang thai 37 tuần bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Thông thường, thai 37 tuần bị cảm cúm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu mắc những biểu hiện cảm cúm thông thường như ho, sổ mũi, thai phụ có thể yên tâm vì đây là triệu chứng cảm khi mang thai thông thường.

Mang thai 37 tuần bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi?
Thai 37 tuần bị cảm cúm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. (Nguồn internet)

Tuy nhiên, trường hợp cảm cúm nặng, nhiệt độ lên đến 39 độ C kèm theo hiện tượng buồn nôn, chóng mặt thai phụ nên thận trọng. Khi cơ thể bị sốt cao cùng với những độc tính của virus cúm có thể gây kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sinh non.

Thai 37 tuần bị cảm cúm không nên chủ quan và tự ý sử dụng thuốc. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, khiến thai nhi bị dị tật hoặc nhiễm độc. Vì vậy, thai phụ cần nắm rõ nguyên nhân để tìm ra cách điều trị hiệu quả.

3. Cách chữa bệnh khi mang thai tuần thứ 37

Cách chữa bệnh khi mang thai tuần thứ 37
Khi mắc chứng cảm cúm, thai phụ nên nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. (Nguồn internet)
  • Khi mắc chứng cảm cúm, thai phụ nên nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Nếu xảy ra triệu chứng sốt, thai phụ nên tìm cách hạ sốt như chườm mát. Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng thuốc hạ sốt vì thuốc có thể gây hại đến thai nhi.
  • Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh
  • Không nên xông hơi để giải cảm vì điều này có thể làm thân nhiệt của thai phụ tăng cao, dẫn đến tình trạng nóng nước ối, tác động tiêu cực đến bào thai. Bên cạnh đó, các tế bào trong cơ thể thai phụ có thể bị khá hủy, ngăn cản quá trình cung cấp oxy cho thai nhi. Ngoài ra, áp lực từ hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi sẽ làm cho thai phụ bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí là hạ huyết áp và giảm số lượng máu đến thai nhi.
  • Cần tham khảo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng ngày càng nặng kèm theo một số biểu hiện khác như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

4. Phòng tránh cảm cúm khi mang thai

Phòng tránh cảm cúm khi mang thai
Cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm mỗi ngày. (Nguồn internet)
  • Uống nước gừng. Trong suốt quá trình mang thai, việc uống nước gừng hoặc kết hợp gừng với các món ăn là một cách tránh cảm cúm hiệu quả, an toàn. Điều này do gừng có vị ấm, tăng khả năng miễn dịch, kháng viêm hiệu quả.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: bổ sung thực phẩm chứa kẽm (trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương, các loại đậu), thực phẩm giàu vitamin C (trái cây và rau xanh)
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm mỗi ngày
  • Súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi tối và sáng
  • Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh và đến những nơi đông người khi dịch bệnh cảm đang phổ biến.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai 3 tháng. Bên cạnh đó, thai phụ cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng khi mang thai ở những lần tiếp theo vì mũi tiêm phòng cảm cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.
Facebook
Twitter
LinkedIn