Vào tuần thai thứ 35, người mẹ thường có nguy cơ viêm âm đạo cao hơn so với những giai đoạn trước kia. Lúc này, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình sinh con sắp tới. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và các dấu hiệu của hiện tượng thai 35 tuần bị viêm âm đạo để có cách điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân thai 35 tuần bị viêm âm đạo
- Do quá trình chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Sự thay đổi này khiến thai phụ tăng nhiều mồ hôi, làn da cũng trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài như thời tiết, sự cọ xát quần áo, bệnh ngoài da sẵn có.
- Thai phụ ra mồ hôi nhiều dẫn đến hiện tượng rôm sảy, đặc biệt là những vùng kẽ ở vùng âm đạo.
- Thay đổi nồng độ pH ở vùng âm đạo. Khi nồng độ pH trở nên mất cân bằng (tính kiềm nặng), thai phụ dễ bị viêm nhiễm.
- Thai phụ bị viêm nang lông. Triệu chứng này xuất hiện từ tháng 4 đến tháng thứ 9 thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông nơi bộ phận sinh dục.
- Thai phụ bị trĩ khi mang thai. Hiện tượng này gây ngứa ở vùng hậu môn sau đó ảnh hưởng đến vùng kín khiến thai 35 tuần bị viêm âm đạo.
[lo_irp post=’101975′]
2. Biểu hiện khi thai 35 tuần bị viêm âm đạo
Thai 35 tuần bị viêm âm đạo sẽ tạo cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn kèm theo một số biểu hiện sau:
- Khí hư ra nhiều, có màu xanh hoặc vàng, âm đạo có mùi hôi khó chịu
- Vùng kín luôn nặng mùi, mùi hôi sẽ trầm trọng hơn khi quan hệ tình dục
- Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu
- Niêm mạc âm đạo trở nên nhạy cảm, bị đỏ và dễ bị chảy máu
- Thai phụ cảm thấy đau buốt khi nhấn vào niệu đạo.
Khi xuất hiện những biểu hiện nói trên, thai phụ cần cảnh giác và đi khám sớm để có cách điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ.
3. Thai 35 tuần bị viêm âm đạo gây ảnh hưởng như thế nào?
Tình trạng viêm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi.
3.1. Tác động đối với thai phụ
- Bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Sự tăng tiết mồ hôi kết hợp với hiện tượng ngứa ở vùng kín khiến người mẹ khó tập trung vào công việc của mình, gây bất tiện trong cuộc sống.
- Vùng kín bị tổn thương. Những cơn ngứa ở vùng âm đạo, nếu tác động mạnh có thể da ở vùng này bị trầy xước, dễ bị các loại vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Thai phụ dễ mắc những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Thông thường, viêm âm đạo thường do nấm Candida gây ra khi môi trường pH bị mất cân bằng trong quá trình mang thai. Loại nấm này cũng là tác nhân gây triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, khí hư bất thường.
3.2. Tác động đến thai nhi
Bệnh viêm âm đạo khi bà bầu ở giai đoạn thai nhi 35 tuần tuổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, thai nhi có khả năng bị sinh non, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến sảy thai. Nếu thai phụ chọn cách sinh thường, vi khuẩn dễ tấn công khiến bé có thể mắc một số bệnh lý như bệnh về đường hô hấp.
4. Điều trị viêm âm đạo ở tuần thai 35
Khi gặp những biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, trước tiên thai phụ nên đi khám chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, thai phụ cần tránh sử dụng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể gây hại cho thai nhi.
Viêm điều trị viêm âm đạo ở tuần thai thứ 35 cần dựa theo những nguyên tắc sau:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín.
– Mặc quần áo rộng rãi với chất liệu cotton, không nên mặc quần áo bó sát
– Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho giai đoạn cuối thai kỳ. Chế độ ăn này nên có thêm dầu olive (chưa tinh luyện), thực phẩm giàu vitamin A (gan, rau củ quả, trứng), thực phẩm giàu vitamin D (cá biển, sản phẩm từ sữa,…), axit linoleic (cá mòi, dầu hạt lanh,…)
– Hạn chế quan hệ tình dục đến khi bệnh khỏi hẳn
– Không nên ăn những thức ăn cay nóng hay những thực phẩm quá ngọt.