Lúc này, thai nhi có thể cảm nhận được môi trường xung quanh mình cũng như nghe được âm thanh và nhận thấy ánh sáng. Vì vậy, người mẹ cần chú ý chăm sóc thai nhi 33 tuần tuổi để con phát triển tốt nhất khi chào đời.
1. Dinh dưỡng cần thiết để chăm sóc thai nhi 33 tuần
Để chăm sóc thai nhi 33 tuần tuổi, người mẹ nên tăng khẩu phần ăn với nhiều loại trái và rau củ. Điều này giúp tăng cường lượng chất xơ và ngăn ngừa táo bón.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ cần đi kèm với việc uống nhiều nước. Bạn nên uống 8 ly nước/ ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và ngon.
Vào tuần thai thứ 33, thai phụ thường cảm thấy chóng mặt, hoa mắt. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai phụ đang bị thiếu sắt và một số vitamin cần thiết. Vì thế, bạn cần bổ sung thêm sắt thông qua các thực phẩm: thịt bò, gan, khoai tây,…
Trong giai đoạn này, người mẹ thường có những biểu hiện đau nhức, tê buốt cổ tay, cổ chân. Đây là biểu hiện cho thấy thai phụ đang bị thiếu canxi. Vì thế, bạn cần bổ sung những thực phẩm như tôm, tép, đậu, trứng, sữa,.. trong bữa ăn hằng ngày.
[lo_irp post=’100831′]
2. Thức ăn nhẹ và đồ uống
Bước vào tuần thai thứ 33, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên. Người mẹ cần bổ sung thêm những bữa ăn phụ để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho giai đoạn này. Đồng thời, nếu đói khi đi ngủ, thai phụ nên uống một ly sữa ấm hoặc ăn một vài miếng bánh quy. Ngoài ra, thai phụ có thể ăn thêm một số loại quả khô như nho, mơ hoặc các loại hạt như lạc, hạnh nhân.
Bạn có thể giảm chứng ợ nóng khó tiêu bằng cách nhai thật kỹ. Khi đầy bụng, bạn nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh các loại thực phẩm cay, có vị mạnh hoặc đồ chiên xào. Ngoài ra, thai phụ cần hạn chế đồ uống có cafein thay vào đó là sữa hoặc các loại trà thảo dược.
3. Các bài tập giúp thai nhi quay đầu
Thai nhi 33 tuần đã chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chào đời bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ. Vì thế, thai phụ cần theo dõi ngôi thai của bé khi thời điểm sinh nở đang gần kề.
Một số điều thai phụ nên lưu ý như:
- Tránh ngồi lâu, nên tìm cách đi lại để vận động nhẹ nhàng
- Nằm nghiêng sang trái: tư thế này giúp thai nhi xoay chuyển dễ dàng hơn khi nằm ngửa.
- Bài tập đầu gối – ngực. Để thực hiện bài tập này, đầu tiên người mẹ nên đứng thẳng lưng, sau đó ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Thực hiện bài tập này một cách chậm rãi, 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Đây là bài tập giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí cần thiết, tạo điều kiện cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
4. Những lưu ý khác khi chăm sóc thai nhi 33 tuần
Từ giai đoạn này trở đi, bạn nên đi khám thai đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe và chăm sóc thai 33 tuần theo đúng nhu cầu của con. Bên cạnh đó, việc khám thai còn giúp dự tính ngày sinh một cách chính xác.
Đây là thời điểm bạn nên sắm sửa đồ dùng cần thiết cho ngày sinh sắp tới. Đó là những đồ dùng như quần áo trẻ sơ sinh, bình sữa, tả giấy,… Điều này giúp bạn không bị lung túng và gặp rắc rối khi em bé chào đời.
Bạn nên dành thời gian đi dạo vào buổi tối hoặc sáng sớm để duy trì sức khỏe cho ngày chuyển dạ sắp tới.