Những điều bố mẹ cần biết về sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết lây lan rất nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ nên hiểu về loại bệnh này để có hướng điều trị kịp thời cho con.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên qua vật trung gian là muỗi. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Giữ trẻ tránh xa muỗi vằn
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết (ảnh minh họa)

Trẻ dưới 12 tháng rất dễ bị nhiễm bệnh nặng. Nếu đang ở noi có dịch, hãy bảo vệ bản thân và gia đình tránh bị muỗi đốt.

Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ bị sốt xuất huyết

Rất khó chẩn đoán được liệu trẻ đang bị sốt xuất huyết dengue hay bị bệnh thông thường khác. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Sốt (trên 380C) hay thân nhiệt hạ thấp (dưới 360C).
  • Quấy khóc và ngủ bất thường hay chán ăn.
  • Ban đỏ
Trẻ sốt cao trên 39 độ c
Theo dõi thân nhiệt của trẻ (ảnh minh họa)

Nếu con bạn gặp phải những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt đối với xuất huyết Dengue. Bác sĩ đề xuất việc điều trị các triệu chứng theo những cách đơn giản sau đây:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều. Lau nước ấm khi sốt cao.
  • Tránh để trẻ bị mất nước: Tăng cường cho con bú sữa mẹ, uống thêm nước. Bác sĩ có thể cho sử dụng dung dịch bù nước nếu trẻ trên 3 tháng tuổi. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho uống từng ngụm nước nhỏ.
  • Cho trẻ uống paracetamol để giảm đau và hạ sốt (theo đúng liều lượng thích hợp). Tuyệt đối không cho trẻ dùng NSAIDs như ibuprofen hay aspirin (vì gây thêm xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng)
  • Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ và tránh để trẻ bị mất nước (ảnh minh họa)

Đưa trẻ đến câp cứu ngay nếu có các dấu hiệu:

  • Trẻ mệt nhiều hơn, bứt rứt, li bì hoặc lã đi
  • Tay chân lạnh
  • Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Những trẻ bị sốt xuất huyết nặng cần được nhập viện và truyền dịch để bù mất nước. Khi được phát hiện sớm, sốt xuất huyết Dengue có thể được điều trị hiệu quả theo cách này.

[lo_irp post=’433′]

Bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết

Hiện, vắc xin sốt xuất huyết không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 9 tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên phòng sốt xuất huyết cho trẻ bằng một số cách sau:

Để trẻ tránh xa tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn
Bào vệ trẻ khỏi bệnh sốt xuất huyết (ảnh minh họa)
  • Luôn che phủ xe nôi hay khu vực trẻ nằm bằng màn tránh muỗi, cả trong và ngoài nhà.
  • Không sử dụng những sản phẩm diệt côn trùng khi trong nhà có trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng bằng cotton có bao phủ cả cánh tay và chân.
  • Cho trẻ sinh hoạt ở khu vực có điều hòa nhiệt độ hay được chống muỗi hiệu quả.
  • Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ.
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu
Facebook
Twitter
LinkedIn