Nguy cơ nào có thể xảy ra với con khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp ở những phụ nữ mang thai có thói quen sinh hoạt không tốt, ít vận động và tiếp thụ lượng đường cao. Chỉ một số ít phát hiện sớm chứng bệnh của mình quay nhận thấy việc đi tiểu nhiều và khát nước thường xuyên

Sẩy thai

Sức khỏe của phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Người mẹ có sức khỏe tốt thì thai nhi nhờ đó mà phát triển bình thường và khỏe mạnh. Một bạn không kiểm soát được lượng đường huyết ở chỉ số bình thường, bạn có thể mắc tiểu đường thai kỳ và mang nguy cơ sảy thai rất cao.

Tiểu đường thai kỳ ở mức độ nặng có thể dẫn đến sảy thai
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai (ảnh minh họa)

Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng đột biến đã tác động xấu đến quá trình phát triển các mô và cơ quan của thai nhi. Quá trình này phát triển không bình thường dẫn tới hệ miễn dịch và các cơ quan bị khiếm khuyết ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai gấp 4 lần so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh.

Thai chết lưu

Thai chết lưu là hiện tượng sảy thai ở những tháng cuối của thai kỳ.

Mẹ truyền dinh dưỡng cho thai nhi qua máu. Khi lượng đường trong máu của mẹ tăng cao, thai nhi cũng nhận được hàm lượng đường cao quá mức đó. Đường vào mạch máu sẽ chuyển đổi thành những gốc oxy hóa đóng tại thành mạch, làm tổn thương và phá hủy các thành mạch.

Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai chết lưu
Thai chết lưu là trường hợp tiều đường thai kỳ mức độ nặng (ảnh minh họa)

Lúc này, cơ thể chưa hoàn thiện của bé không thể chịu được những tổn thương mạch máu quá lớn đó. Đây nguyên do dẫn đến thai chết lưu.

Dị tật bẩm sinh và tâm thần kém phát triển

Trẻ mới sinh ra cũng đối mặt với một số nguy cơ sức khỏe khi có mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Lượng đường cao quá mức đã phá hủy một số chức năng trong cơ thể trẻ và khiến chúng không thể phát triển khỏe mạnh được nữa.

[lo_irp post=’104244′]

Nếu người mẹ bị đái tháo đường mức độ nặng, nguy cơ con sinh ra bị đái tháo đường là 1-3 %. Khi cả bố lẫn mẹ đều mắc tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh của con lên đến 5%.

Tỷ lệ dị tật bẩm sinh tự nhiên ở thai nhi vào khoảng 1-2%. Nhưng nếu bà mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể lên đến 5%

Tác hại của tiểu đương thai kỳ lên trẻ sơ sinh
Tiểu đường thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ (ảnh minh họa)

Các bà mẹ không thể kiểm soát đái tháo đường trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh cho con có thể là 5,1-9,8%.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể gặp các khiếm khuyết về sức khỏe sau này nếu mẹ của chúng đã mắc phải tiểu đường thai kỳ. Trẻ có thể mắc chứng khó thở do chậm trưởng thành phổi thai, hạ canxi huyết, chậm nhận thức lâu dài. Điều này là chính tương lai của trẻ.

Facebook
Twitter
LinkedIn