Những điều tuyệt vời mà vitamin B mang lại cho cuộc sống của bạn

Vitamin B được chia thành nhiều loại, mỗi loại thực hiện mỗi chức năng khác nhau. Đồng thời, các loại này cũng kết hợp với nhau nhằm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, vitamin nhóm B giữ vai trò quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi.

1. Vitamin B1 (Thiamin)

Những điều tuyệt vời mà vitamin B mang lại cho cuộc sống của bạn
Vitamin B1 có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu,…. (ảnh minh họa)

Đây là loại vitamin giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng và hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh. Tình trạng thiếu hụt vitamin B1 có thể gây tê phù, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ bắp, hệ thần kinh và tiêu hóa.

Vitamin B1 có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, mầm lúa mì và thịt heo. Vitamin B1 mang lại những lợi ích cho sức khỏe như sau:

  • Cải thiện chức năng tim mạch
  • Phát triển vỏ myelin giúp bảo hệ thần kinh
  • Ngăn chặn đục thủy tinh thể
  • Cải thiện trí nhớ
  • Ngăn chặn bệnh Alzheimer
  • Tạo hồng cầu giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, năng động.

2. Vitamin B2 (Riboflavin)

Đây là loại vitamin giúp sản sinh năng lượng, tốt cho da và mắt.
Thiết hụt vitamin B2 có thể dẫn đến viêm lưỡi, viêm mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng,… (ảnh minh họa)

Đây là loại vitamin giúp sản sinh năng lượng, tốt cho da và mắt. Thiết hụt vitamin B2 có thể dẫn đến viêm lưỡi, viêm mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, đỏ giác mạc và phát ban da.

Nguồn thực phẩm chứa vitamin B2: sữa, phô mai tươi, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, lòng trắng trứng, rau xanh, thịt, gan và thận. Loại vitamin này nếu sử dụng liều cao có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận, tăng nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, bạn cần sử dụng loại vitamin này với liều lượng hợp lí.

3. Vitamin B3 (Niacin)

Những điều tuyệt vời mà vitamin B mang lại cho cuộc sống của bạn
Vitamin B3 có trong thịt, cá, trứng, sữa, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,… (ảnh minh họa)

Vitamin B3  là loại vitamin cần thiết để chuyển hóa carbohydrate, chất béo thành năng lượng. Vi chất này giúp tăng cường sức khỏe cho da, hỗ trợ hệ thần kinh và tiêu hóa.

Vitamin B3 có trong thịt, cá, trứng, sữa, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, nấm và thực phẩm giàu protein. Không như các loại vitamin bổ dưỡng khác, vitamin B3 chỉ hao hụt rất ít trong quá trình nấu nướng.

Sử dụng loại vitamin này đúng cách sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, trường hợp quá liều có thể tác động đến hệ thần kinh và gây ra bệnh mỡ trong máu. Bên cạnh đó, bạn có có thể bị các triệu chứng khác như ngứa ngáy, buồn nôn và nguy cơ viêm gan.

[lo_irp post=’103996′]

4. Vitamin B5 (Acid pantotheic)

Đây là loại vitamin hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo
Thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón,… (ảnh minh họa)

Đây là loại vitamin hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Đồng thời, vitamin B5 còn giúp sản xuất hồng cầu và các lại hormone steroid.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B5 bao gồm gan, thịt, sữa, trứng, thận, men, lạc và các loại đậu. Thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, nôn ói và viêm đường ruột.

5. Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 cần thiết cho quá trình trao đổi protein và carbohydrate.
Vitamin B6 có trong nhiều loại ngũ cốc, các loại đậu, loại hạt,… (ảnh minh họa)

Vitamin B6 cần thiết cho quá trình trao đổi protein và carbohydrate. Ngoài ra, loại vi chất này còn tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và một số chất trong não. Vitamin B6 ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển trí não.

Vitamin B6 có trong nhiều loại ngũ cốc, các loại đậu, loại hạt, rau xanh và các loại động vật có vỏ cứng và trái cây. Tình trạng thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra các triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ rối loạn thần kinh, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc.

6. Vitamin B7 (Biotin)

Trường hợp thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến suy nhược, ảo giác, nhịp tim bất thường.
Vitamin B7 có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày xung quanh chúng ta. (ảnh minh họa)

Loại vitamin này cần thiết cho quá trình trao đổi năng lượng, tổng hợp chất béo, chuyển hóa acid amin và glycogen. Trường hợp thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến suy nhược, ảo giác, nhịp tim bất thường, khô da, viêm da,…

Vitamin B7 có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày xung quanh chúng ta. Đó là súp lơ, lòng đỏ trứng, lạc, gan, thịt gà, men và nấm. Những lợi ích cụ thể của vitamin B7 đối với sức khỏe :

  • Tăng cường chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate
  • Chăm sóc da, tóc và móng
  • Phát triển, duy trì và phục hồi các mô cơ
  • Chăm sóc sức khỏe tim mạch

7. Vitamin B9 (Acid folic)

Đây là loại vitamin cần thiết để sản sinh hồng cầu (đưa oxy đi toàn cơ thể).
Vitamin B9 giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, tổng hợp ADN. (ảnh minh họa)

Đây là loại vitamin cần thiết để sản sinh hồng cầu (đưa oxy đi toàn cơ thể). Vitamin B9 giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, tổng hợp ADN. Phụ nữ mang thai cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin B9 để ngăn ngừa tình trạng nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

Vitamin B9 là dạng tổng hợp của folate, có nhiều trong các dạng thực phẩm bổ sung. Loại này có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, hạt, gan, thịt gia cầm, trứng và ngũ cốc.

Tình trạng thiếu hụt vitamin B9 có thể dẫn đến các triệu chứng như sụt cân, suy nhược và thiếu máu. Phụ nữ mang thai nếu không biết cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể gia tăng nguy cơ khuyến tật ống thần kinh ở trẻ khi sinh ra.

8. Vitamin B12 (Cyanocobalamin)

Tổng hợp 8 loại vitamin B cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
Vitamin B12 có nhiều trong hầu hết các sản phẩm mang nguồn gốc động vật. (ảnh minh họa)

Đây là loại vi chất dinh dưỡng sản sinh và duy trì các màng myelin bao quanh tế bào thần kinh. Điều này giúp đảm bảo các chức năng của hệ thần kinh, hình thành tế bào hồng cầu và chuyển hóa một số acid amin và acid béo.

Vitamin B12 có nhiều trong hầu hết các sản phẩm mang nguồn gốc động vật. Đó là gan, thịt, sữa, phô mai, trứng. Tình trạng thiếu hụt B12 thường xảy ra ở người già, người ăn chay hay trẻ em bú sữa từ bà mẹ ăn chay. Triệu chứng thường gặp là suy nhược, chán ăn, sút cân, thiếu máu, thoái hóa thần kinh ngoại biên.

Facebook
Twitter
LinkedIn