Cách điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Sổ mũi, nghẹt mũi là căn bệnh mà bất cứ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Vậy nguyên nhân của căn bệnh ấy là do đâu và cách điều trị nó ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Sổ mũi, đau đầu, ho, sốt cao… là những hiện tượng đi kèm khi trẻ bị cảm cúm
Sổ mũi thường khiến bé khó chịu và hay quấy khóc. (ảnh minh họa)

Hầu hết các trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi bởi những nguyên nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu bị trào ngược sữa khi mới sinh. Khi sữa đi vào mũi của bé sẽ gây sưng tấy tại đó và làm tắc nghẹt đường thở. Nhịp thở của trẻ sơ sinh nói lên tình trạng sức khỏe của chúng, vì thế bạn nên quan tâm đến vấn đề này khi chăm sóc bé.
  • Đa số các bé đều rất nhạy cảm. Vì thế khi hít phải khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn… thường hay bị hắt xì, sổ mũi.
  • Cảm lạnh do thời tiết vào đông cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị chảy mũi. Ngoài sổ mũi khi cảm lạnh bé còn xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, thở khò khè… Lúc này, bạn nên áp dụng những cách hạ sốt tự nhiên cho bé, tránh lạm dụng thuốc.
  • Sổ mũi, đau đầu, ho, sốt cao… là những hiện tượng đi kèm khi trẻ bị cảm cúm. Việc đầu tiên nên làm đó là hạ sốt cho bé. Sau đó, hãy tìm cách chữa ho cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Cách điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ mắc phải bất cứ căn bệnh nào cũng nên được bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời. Vì thế, bạn không nên cho bé uống thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ. Song song với liệu trình chữa bệnh, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

2.1 Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi

Cách này vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần áp dụng đều đặn, bé sẽ giảm bớt chứng chảy mũi.
Nước muối sinh lý rất an toàn để dùng rửa mũi cho trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý có bán tại các cửa hiệu thuốc tây để rửa mũi cho bé. Cách này vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần áp dụng đều đặn, bé sẽ giảm bớt chứng chảy mũi.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để lấy hết chất nhầy ra ngoài. Cách này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

2.2 Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung nhiều nước mỗi ngày là một trong những nguyên tắc ăn uống giúp khỏe mạnh cho trẻ lẫn người lớn.
Bạn nên cho bé uống nhiều nước khi bị sổ mũi. (ảnh minh họa)

Bổ sung nhiều nước mỗi ngày là một trong những nguyên tắc ăn uống giúp khỏe mạnh cho trẻ lẫn người lớn. Đặc biệt, đối với các bé đang bị sổ mũi, uống nhiều nước sẽ hóa lỏng các chất nhầy trong mũi và dễ làm sạch.

2.3 Kê gối cao cho trẻ khi ngủ

iệc kê thêm gối cho trẻ khi ngủ sẽ giúp các dịch mũi tràn ra ngoài.
Nếu muốn bé dễ ngủ hơn khi bị sổ mũi thì bạn nên kê cao đầu khi ngủ cho bé. (ảnh minh họa)

Việc kê thêm gối cho trẻ khi ngủ sẽ giúp các dịch mũi tràn ra ngoài. Đồng thời, biện pháp này còn giúp trẻ thở dễ hơn, tránh quấy khóc vào ban đêm.

Do đó, khi bé yêu nhà mình bị sổ mũi bạn nên áp dụng cách này để giấc ngủ của bé được sâu và thoải mái hơn.

2.4 Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Khi trẻ bệnh, bạn nên bổ sung cho chúng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng
Hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng thêm sức đề kháng cho trẻ. (ảnh minh họa)

[lo_irp post=’101844′]

Khi trẻ bệnh, bạn nên bổ sung cho chúng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng.

Hoặc nếu bé vẫn còn đang bú sữa thì người mẹ nên được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời nên uống nước cam thường xuyên để bé cũng hấp thu được các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và mau chóng khỏi bệnh.

Facebook
Twitter
LinkedIn