34 tuần sau ngày có kinh lần cuối, thai nhi đã hình thành trọn vẹn. Lúc này, tỉ lệ các phần trong cơ thể của thai nhi 34 tuần tuổi đã cân đối. Dù vậy thì bé vẫn còn một khoảng thời gian để hoàn thiện và sẵn sàng chào đời.
1. Thai nhi 34 tuần tuổi được hình thành và phát triển thế nào?
Lúc này, trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng nhanh cùng với việc bồi đắp các mô thịt và mỡ. Bé phát triển cân nặng từ 200 đến 300g mỗi tuần. Thai nhi 34 tuần tuổi nặng khoảng 2,4 – 2,5kg. Kích cỡ của bé lúc này bạn có thể liên tưởng tới một quả mít nhỏ.
Phần lớn các cơ quan đều đã trưởng thành, thận đã hoàn thiện, gan cũng bắt đầu xử lý chất thải. Bé càng tăng cân đồng nghĩa với việc không gian cho bé càng nhỏ lại.
Giai đoạn thai 34 tuần này, mắt bé đã có khả năng khép, mở các mi mắt và bắt đầu tập nháy mắt. Tóc lại mọc nhiều hơn như trước. Lớp mỡ dưới da có nhiệm vụ cung cấp năng lượng và điều hòa thân nhiệt khi bé sinh ra.
2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Đã 34 tuần trôi qua, và ngày dự sanh đang đến gần. Đây là lúc bạn cần phải tham gia các buổi khám thai quan trọng. Bác sĩ sẽ đo huyết áp, xét nghiệm và theo dõi sự thai đổi vị trí của thai.
Tử cung đôi khi xuất hiện những cơn co thắt. Vùng hố chậu to ra, gây đau, đặc biệt là sau lưng. Thai nhi tăng trưởng nhanh, làm cho tử cung bị đẩy mạnh vào phía xương sườn phía sau, gây cho các mẹ cảm giác đau nhức lồng ngực.
Từ tuần thai thứ 34 đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn. Loại vi khuẩn này vô hại với người lớn. Tuy nhiên nếu nó tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé, nó sẽ gây biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu,…
[lo_irp post=’101974′]
3. Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 34 tuần.
Giai đoạn thai nhi 34 tuần sẽ có nhiều “báo động giả”. Hãy theo dõi số lần báo động diễn ra, để chuẩn bị kịp thời. Bạn có thể sử dụng ứng dụng “theo dõi cân nặng thai kỳ” để theo dõi cân nặng của mẹ. Các dấu hiệu rỉ ối, chảy máu,… cần được phát hiện kịp thời để xử lý khi xảy ra bất thường.
Mẹ nên tìm hiểu các vắc xin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, tìm hiểu những mẹo phục hồi cơ thể sau sinh. Hạn chế tiếp xúc với những người mang mầm bệnh dễ lây truyền. Việc nhiễm bệnh trong thời gian này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.