Thai nhi 5 tuần tuổi từng bước hình thành những cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, đây là giai đoạn đánh dấu sự hình thành đường nét khuôn mặt.
Thai nhi 5 tuần tuổi hình thành và phát triển như thế nào?
Thời gian này, bé chỉ to bằng con nòng nọc. Các cơ quan nội tạng như tim, dạ dày, gan, thận, hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn và hệ thần kinh bắt đầu hình thành. So với giai đoạn đầu thụ thai, bé đã phát triển hơn khoảng 10000 lần. Thế nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được sự chuyển động của bé.
Từng đường nét trên khuôn mặt bé bắt đầu rõ dần. Đó là những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi. Tai của thai nhi được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu. Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thai thứ 5. Chân tay cũng được hình thành rõ nét hơn.
Thai nhi 5 tuần tuổi đã có nhịp tim khoảng 100-160 lần một phút (gấp đôi so với người lớn). Máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể. Vì thế, mẹ luôn cần nguồn năng lượng dồi dào hỗ trợ sự phát triển của bé.
Các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện, hệ tiêu hóa đặc biệt là ruột cũng phát triển. Quả thận của bé cũng nằm đúng vị trí, tuy nhiên quả thận này chưa bắt đầu với nhiệm vụ lọc máu được. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não và cơ bắp đang dần hình thành.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở giai đoạn thai 5 tuần tuổi?
Mẹ thay đổi về mặt thể trạng khi thai nhi 5 tuần tuổi
Trong giai đoạn thai 5 tuần tuổi, hormone progesterone được sản sinh khá nhiều. Hormone này làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già, khiến nó hoạt động chậm. Vì thế vào tuần thai thứ 5, bạn dễ dàng bị táo bón. Sự tăng nhanh của loại hormone này cũng có thể khiến bạn bị nổi mụn như lúc dậy thì.
Trong thời gian này, cảm giác chán nản, biếng ăn, nôn mửa khi thấy những thức ăn có mùi đặc trưng là chuyện bình thường. Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bạn có thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi cho dù ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này, sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.
Những vết máu thường xuất hiện, trường hợp này phổ biến ở một phần tư số phụ nữ mang thai. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của việc sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vì vậy chị em phụ nữ nên tìm đến các chuyên gia bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu trên.
[lo_irp post=’101259′]
Thay đổi về mặt cảm xúc
Trong giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi, bạn bắt đầu nhận thức về việc có thai của mình. Bạn lo lắng về việc làm mẹ, cách nuôi nấng và dưỡng dục trẻ từ lúc bé xíu đến khi trưởng thành. Trường hợp này, Gia đình trẻ khuyên bạn đừng quá lo lắng mà hãy tự tin vào khả năng của mình.
Tính cách của bạn sẽ có chút thay đổi tùy theo tâm trạng. Điều này xảy ra một phần cũng do tác động của nội tiết tố.
Lời khuyên dành cho bạn
Để khắc phục tình trạng táo bón, bạn cần uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống.
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém có thể liên quan đến việc sinh non cũng như một số rủi ro thai kỳ khác. Nên trao đổi với nha sĩ để có thể giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Bổ sung Vitamin mỗi ngày cho cơ thể, đặc biệt là acid folic. Các loại vitamin có thể được tinh chế theo dạng viên, rất tiện lợi cho việc sử sụng mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin bằng hình thức khác như ăn trái cây, salad và các loại rau củ. Việc này giúp thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ cũng như giảm thiểu các dị tật bẩm sinh.
Đặc biệt trong thời gian thai nhi 5 tuần tuổi bạn cần hạn chế các thức ăn nhiều muối hoặc các món ăn vặt. Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh các bữa ăn cách nhau quá lâu. Để giải quyết cảm giác buồn nôn, bạn có thể uống bằng trà thảo dược hoặc bạc hà. Chúc bạn có một sức khỏe thai sản thật tốt!