Thai nhi 3 tuần tuổi là thời gian mẹ cảm nhận được những biến chuyển về thể trạng cũng như cảm xúc.
Thai nhi 3 tuần tuổi sẽ hình thành và phát triển như thế nào?
Giai đoạn thai 3 tuần tuổi này, hợp tử được phân chia thành hàng trăm tế bào gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng ống chứa chất dịch lỏng.
Bé con của bạn có hình hài như một “quả bóng nhỏ” được gọi là phôi nang. Phôi nang bao gồm hàng trăm tế bào đang hình thành và phát triển. Một phần trong đó sẽ trở thành nhau thai để tiết ra hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin). hCG đi vào máu ngay khi phôi thai bắt đầu hình thành. Một tuần sau khi thụ tinh, phôi thai xuất hiện và nhau thai bám vào niêm mạc tử cung.
Hormone thai kỳ hCG
Hormone này gởi thông tin đến buồng trứng báo hiệu dừng việc giải phóng trứng và kích thích việc tiết ra các nội tiết tố estrogen và progesterone. Các nội tiết tố này giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung nhằm đẩy mạnh sự phát triển của bào thai.
Hormone thai kỳ hCG có thể phát hiện ra trong nước tiểu và máu của bà bầu. Đây là nguyên nhân khiến que thử thai của bạn đạt kết quả dương tính.
Thai nhi tuần 3 đã hình thành túi ối, đây là mái ấm để bao bọc bé. Nước ối sẽ là môi trường sống của bé trong suốt thai kỳ. Và túi noãn hoàng – sản sinh ra tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau thai phát triển.
Hình hài của bé
Thai nhi 3 tuần tuổi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mẹ có thể nhìn rõ hình hài của bé qua màn hình siêu âm. Bé như một con nòng nọc với một quả tim đơn giản. Quả tim đã bắt đầu có những nhịp đầu đưa máu lưu thông đi khắp cơ thể. Thời điểm này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
[lo_irp post=’101213′]
Đặc biệt trong giai đoạn này, não bộ và tủy sống của bé con đang hình thành nhưng vẫn còn ở dạng mở.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai 3 tuần tuổi?
Bước tới tuần thai thứ 3, bạn có lẽ đã bị trễ kinh một tuần và cơ thể bắt đầu có những biến chuyển rõ rệt.
Thay đổi về thể trạng
Trong giai đoạn này, bạn có khi trở nên mất sức vì lượng đường trong máu thấp. Ngực của bạn nhạy cảm hơn. Bạn không còn nằm sấp như trước vì những cảm giác đau tức ở ngực gây nên.
Bạn sẽ cảm thấy căng cứng và khó chịu ở phần bụng như khi có kinh. Điều này do sự cương lên ở vùng chậu và gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung. Tình trạng này là do sự hình thành và phát triển của nhau thai và túi ối. Quá nhiều thứ diễn ra trong tử cung vì thế nên bạn luôn có cảm giác căng đầy, khó chịu.
Thay đổi về cảm xúc
Mang thai 3 tuần tuổi, bạn sẽ có những cảm xúc đan xen lẫn lộn. Đôi khi hồi hộp vui mừng, lắm lúc lại lo lắng, dễ xúc động và mau nước mắt.
Một số phụ nữ vì quá mong có con nên nỗi sợ sẩy thai sẽ khiến họ trở nên căng thẳng hơn. Những xung đột nội tâm sẽ kéo theo những rối loạn tâm lý sẽ xuất hiện ơ một số thai phụ.
Lời khuyên dành cho bạn
- Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn mang thai, bạn cần dừng ngay những thức uống có cồn. Bên cạnh đó, không nên hút thuốc, việc này có thể dẫn bạn đến tình trạng sẩy thai.
- Thai nhi 3 tuần tuổi, ống thần kinh của bé con ở dạng mở nên bạn nhớ uống vitamin bổ sung mỗi ngày. Uống ít nhất 400mcg acid folic mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.
- Không nên tự ý dùng thuốc khi mắc bệnh. Một số loại thuốc có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bất kỳ loại bệnh nào khi mang thai.