Vitamin cần thiết cho hệ thần kinh của thai nhi
1. Vitamin B9 (Acid folic): Đây là loại vitamin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Nhu cầu Acid Folic đối với người bình thường là 180 – 200mcg/ ngày, nhưng với phụ nữ mang thai tăng lên khoảng 400mcg – 600mcg/ ngày. (mcg =microgram= 1×10−6 gram= 1×10−3 miligram)
[lo_irp post=’101150′]
Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi.
2. Vitamin A: Giúp thai nhi tăng trưởng tế bào não. Phụ nữ mang thai chỉ nên dừng lại ở mức yêu cầu trung bình là 1232.1 iu/ngày (khoảng 370 mg retinol).
Nếu lượng vitamin A vượt quá mức tương đương 3000 mcg retinol ( 10.000 iu) có thể gây khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, chỉ nên hấp thu vitamin A qua thức ăn tự nhiên, không nên dùng thuốc bổ sung vitamin A.
Vitamin A có trong rau xanh, gan, sữa, lòng đỏ trứng. Gan, pate gan, xúc xích gan có rất nhiều vitamin A, nên tránh lạm dụng các thực phẩm chế biến từ gan động vật.
Tiền vitamin A còn gọi là Beta-caroten có trong ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cà chua, xoài, mơ và rau cải xoong.
Dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai, cần thiết cho sự hình thành xương của thai nhi
1. Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Nó còn giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc.
Phụ nữ mang thai cần 55 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70 mg/ngày. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây.
2. Canxi: Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. 3 tháng đầu, mẹ bầu cần khoảng 800mg calci/ ngày.
Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
3. Vitamin D: Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa. Phụ nữ mang thai cần hấp thụ vitamin D cụ thể là 4.000 IU mỗi ngày.
Trứng, sữa và ánh nắng mặt trời có chứa vitamin D. Thai phụ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt).
4. Ngoài ra, người mẹ cần bổ sung sắt để ngừa thiếu máu. Thai phụ cần thêm ít nhất 15 gram sắt mỗi ngày.
Chất này có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt….
Các loại thực phẩm cho bà bầu chứa dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai
Như vậy, khi đi chợ cho bà bầu, chúng ta nên chú ý một số những thành phần sau:
- Gan, tim, cật, các loại hạt.
- Rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi.
- Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ
- Ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cà chua, xoài, mơ, rau cải xoong.
Nên tạo cho mình một thực đơn bao gồm đầy đủ các thành phần trên. Cùng thời gian này, bạn sẽ chịu ảnh hưởng bởi các cơn ốm nghén. Vì vậy, cần chia nhỏ bữa ăn để tránh nôn ói.
Hạn chế một số loại thức ăn sau:
- Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng.
- Cá, thịt, trứng còn tái
- Thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều mầm bệnh, tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con
- Củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai
- Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.