Kinh nghiệm sinh mổ lần 2 bổ ích cho mẹ bầu

Mang thai đã khó, vậy mà việc sinh con lại khó gấp bội. Nhất là những mẹ sinh mổ lần 2 sẽ đối mặt với những hiểm nguy khó lường. Để các mẹ an tâm hơn, lần này chúng tôi xin chia sẻ về kinh nghiệm sinh mổ lần 2 cho mẹ bầu.

Đối tượng phải rơi vào trường hợp sinh mổ

Việc sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe cũng như khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần
Kinh nghiệm sinh mổ lần 2 cho mẹ bầu. ( Ảnh minh họa)

Việc sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe cũng như khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần. Nhưng đối với những trường hợp dưới đây mẹ nên sinh mổ để “ mẹ tròn con vuông” nhé.

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 16 tháng.
  • Khung xương chậu của mẹ quá hẹp.
  • Trong lần sinh đầu tiên, mẹ đã bị vỡ tử cung.
  • Nhau thai của mẹ bị trũng xuống hay còn gọi là nhau tiền đạo một phần.
  • Hiện tượng tiền sản giật xảy ra ở lần sinh trước.
  • Sau lần sinh mổ thứ 1, mẹ có một viết cắt hình chữ T hay J trên bụng.
  • Ngôi thai nằm ngang hay nằm ngược.
  • Mẹ đã trải qua những lần phẩu thuật tử cung trước đó.
  • Thai làm tổ quá gần vết mổ tử cung của mẹ.
  • Mẹ bầu đã trên 40 tuổi.
  • Thai nhi trên 42 tuần và quá nặng ( hơn 3,3 kg).

[lo_irp post=’100995′]

Kinh nghiệm sinh mổ lần 2: Mẹ cần chuẩn bị gì?

Khám thai định kì: Các mẹ nhất định không được lơ là trong việc này
Sinh mổ lần 2 là một quá trình gian khổ. Do đó, hãy chuẩn bị trước khi sinh mổ, mẹ nhé. (Ảnh minh họa)

Khám thai định kì: Các mẹ nhất định không được lơ là trong việc này. Vì trong lần khám này, bác sĩ không những khám xem thai nhi thế nào mà còn kiểm tra vết mổ của mẹ ra sao. Bên cạnh đó, mẹ nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin trong lần sinh mổ trước như: tại sao sinh mổ, thời gian mổ, thời gian hồi phục, các biến chứng sau sinh…

Sau sinh mổ lần 1, nếu không có đủ thời gian để hồi phục. Ắc hẳn, việc vết mổ của lần đầu sẽ rạn, nứt khi mang thai lần 2 là đương nhiên.  Do đó, các mẹ hãy chú ý đến việc kiểm tra vết mổ cũ thường xuyên, nếu bị đau bất thường nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Sau lần sinh thứ nhất, chắc hẳn kinh nghiệm sinh mổ lần 2 của mẹ bầu sẽ vững vàng hơn. Nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu có thể lơ là những điều dường như là nhỏ nhất nhé. Chẳng hạn như:

  • Không nên ăn uống trước khi lên bàn mổ 12 tiếng. Vì nó sẽ không hỗ trợ cho ca mổ an toàn.
  • Mẹ bầu nên tắm sạch sẽ trước khi sinh.
  • Dọn dẹp, vệ sinh kĩ vùng bụng dưới trở xuống

Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy quan tâm đến thực phẩm có hại để tạo sự an toàn cho thai nhi lẫn ca mổ sắp tới.

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không?

Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 2 của các bà mẹ truyền lại thì việc đợi chuyển dạ khi sinh mổ hay không còn phụ thuộc vào bác sĩ. Trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dày hay mỏng của thành tử cung và vết mổ cũ. Sau đó, sẽ đưa ra những quyết định hợp lý nhất cho mẹ bầu trong việc này.

Những câu hỏi bổ ích cho mẹ khi sinh mổ lần 2

Sinh mổ lần 2 có đau không?

  • Thường thì trước khi bước vào ca mổ, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc tê. Do đó, mẹ bầu sẽ không cảm thấy đau khi tiến hành mổ. Nhưng sau đó, thuốc tan sẽ đau hơn lần 1 rất nhiều.

Thời gian sinh mổ lần 2 thích hợp nhất vào tuần bao nhiêu?

  • Đối với những mẹ đã có kinh nghiệm sinh mổ lần 2 đã mách: việc này hoàn toàn không thể do mình sắp xếp được. Người trực tiếp chịu trách nghiệm đó là bác sĩ.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra về đặc điểm tử cung và sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi rồi lựa chọn thời điểm thích hợp. Nhưng nó có thể diễn ra sớm hơn hoặc trễ hơn dự định.

Sinh mổ lần 2 sẽ cách lần 1 bao lâu là tốt nhất?

  • Thời gian tốt nhất để hồi phục vết thương do lần mổ đầu ít nhất là 2 năm. Do đó, để an toàn cho thai nhi cũng như sức khỏe của mình, mẹ bầu nên giãn thời gian ra rồi hãy chuẩn bị cho lần mang thai thứ 2.
Facebook
Twitter
LinkedIn