Chăm sóc răng miệng là việc làm hằng ngày và trở thành thói quen của chúng ta. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn giữ thói quen này sai cách. Cần điều chỉnh ngay nếu thấy thói quen chăm sóc răng miệng của bạn có những sai lầm sau:
1. Sử dụng bàn chải đánh răng quá mạnh, quá lâu
Đánh răng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến chân răng và nướu. Đánh răng quá nhiều lần trong ngày hay thời gian chải răng quá lâu cũng gây mòn men răng. Men răng bị tổn thương sẽ dễ gây ra sâu răng.
Nên đánh răng 2-3 lần một ngày. Một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần kéo dài từ 2-3 phút là đã đủ để làm sạch răng. Hãy chọn những loại bàn chải có lông chải mềm, kích thước phù hợp.
2. Không chăm sóc nướu, bỏ qua lưỡi
Vòm miệng có chứa hàng tỉ siêu vi. Một số loài trong chúng có thể gây hại cho răng miệng của bạn nếu chúng có đủ điều kiện thuận lợi. Việc chăm sóc răng miệng không chỉ tập trung vào răng. Lưỡi cũng cần được vệ sinh. Khi bạn làm sạch lưỡi, vi khuẩn trong miệng sẽ ít đi. Từ đó, các bệnh răng miệng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Nướu là phần mềm bao phủ lấy chân răng. Phần mềm này rất dễ bị tổn thương. Việc đánh răng quá mạnh có thể khiến nứu bị trầy xước. Nếu không cẩn thận, các thức ăn cứng sẽ va vào nướu. Nướu bị tổn thương sẽ sinh ra các vết lỡ loét gây đau đớn. Vì vậy, nên chăm sóc răng miệng một cách nhẹ nhàng và đúng kỷ thuật.
[lo_irp post=’94’]
3. Không cạo vôi răng thường xuyên
Vôi răng được hình thành từ nước bọt, từ thức ăn tích tụ trong những mảng bám bao quanh răng. Rất khó loại bỏ vôi răng bằng bàn chải đánh răng. Tình trạng vôi răng tích tụ và bám chắc lâu ngày có thể gây ra bệnh nha chu.
Để không phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, bạn cần đến gặp nha sĩ định kỳ để được cạo vôi răng. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn biết khi nào nên cạo vôi răng
4. Quên sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng thôi vẫn chưa đủ. Vì bàn chải không thể tiếp cận được với những thực phẩm và vi khuẩn giữa các kẽ răng. Chỉ nha khoa sẽ là cứu cánh cho vấn đề này.
Nên sử dụng từ 1-2 lần một ngày sau các bữa ăn. Chỉ nha khoa có thể kích thích và gây ảnh hưởng đến nướu răng nếu sử dụng quá nhiều lần trong ngày.
4. Không thay bàn chải đánh răng định kỳ
Bàn chải đánh răng vẫn có khả năng bị nhiễm khuẩn nếu sử dụng trong thời gian dài mà không thay thế. Đầu lông bàn chải theo thời gian cũng không còn được mềm mại như lúc ban đầu. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần để đảm bảo tác dụng tích cực của bàn chải.
4. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Trong đồ ngọt có một lượng lớn đường ngoại sinh như saccarose, fructose, maltose, glucose,… Đây là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng sinh sôi nảy nở. Chúng lên men các loại đường này thành acid sau đó bám vào răng. Từ đó, tình trạng sâu răng xuất hiện.
Bạn cần hạn chế ăn những đồ ăn ngọt. Thay vào đó, hãy ăn những thức ăn chứa nhiều canxi, photpho và flo. Những thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, cá, đậu,… Photpho có nhiều trong ngũ cốc, quả hạch, đậu lăng,… Flo cũng là chất rất cần thiết cho răng, nó có nhiều trong sữa và muối.
5. Đánh răng ngay lập tức sau ăn
Một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người là đánh răng ngay lập tức sau ăn. Bởi điều này làm tăng nguy cơ mòn men răng. Việc ăn uống nhiều đồ uống chứa axit cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngay sau khi bạn ăn uống các thực phẩm có tính axit, các axit sẽ làm suy yếu men răng của bạn.
Để việc chăm sóc răng miệng trở nên tốt hơn, bạn nên đánh răng sau khi ăn xong 30 phút. Đây là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.