Điều trị mụn trứng cá cho người trưởng thành

Mụn không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì. Người trưởng thành vẫn có thể chịu sự ảnh hưởng không hề nhỏ của các đốm mụn cứng đầu này.

Nguyên nhân nào gây nên mụn ở người trưởng thành?

Tuyến bã bên dưới da thường tiết ra một lớp nhờn làm da mềm mại, bảo vệ da chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, lớp bã nhờn này cũng có thể làm tắc lỗ chân lông và là mầm mống cho vi khuẩn sinh sôi. Nang lông sẽ trở nên đỏ và viêm.

Người trưởng thành vẫn có thể bị mụn khi tuyến bã nhờn làm việc quá mức
Tuyến bã nhờn bên dưới da sẽ góp phần hình thành mụn (ảnh minh họa)
Trường hợp nhẹ: mụn đầu trắng, mụn đầu đen cũng như những vết mụn đỏ sẽ xuất hiện. Trường hợp nặng, những nang chứa đầy mủ và những nốt sâu sẽ hình thành quanh các nang bị viêm, gây sưng đau.

Đối tượng người trưởng thành nào có nguy cơ bị mụn?

Mất cân bằng hooc môn là nguyên nhân chính hình thành mụn ở người trưởng thành. Sự thay đổi thất thường hooc môn của phụ nữ làm bã nhờn phát triển quá mức. Do đó, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sẽ dễ bị nổi mụn. Trong thời kỳ đầu mang thai, phụ nữ cũng thường bị nổi mụn như một dấu hiệu nhận biết mang thai.

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến nổi mụn
Nhóm các đối tượng dễ thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sẽ dễ bị mụn (ảnh minh họa)

Điều trị mụn ở người trưởng thành như thế nào?

Với những mụn đỏ thông thường, chỉ cần bôi những loại kem trị mụn thông thường và giữ da luôn sạch sẽ là đủ.

Giữ da sạch để ngăn vi khuẩn trên da kết hợp với bã nhờn gây mụn
Chỉ cần giữ da sạch và dùng thuốc trị mụn là có thể khắc phục tình trạng mụn (ảnh minh họa)

Nếu có những ổ mụn đỏ và luôn sưng tấy, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thuốc đặc trị hoặc vài thủ thuật loại bỏ mụn bọc cũng rất hiệu quả trong việc điều trị trường hợp nặng. Cách tốt nhất không để lại sẹo mụn là điều trị các tổn thương kịp thời.

Sử dụng thuốc trị mụn như thế nào?

Những loại thuốc có chứa benzoyl peroxide – có thể chống lại vi khuẩn P.acnes. Chất này có chứa trong các sản phẩm trị mụn thông thường dạng gel, kem, lotion và miếng dán.

[lo_irp post=’103252′]

Các sản phẩm khác có chứa axit salicylic là lựa chọn tốt cho mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Chất này làm khô da một cách nhẹ nhàng và loại bỏ lớp da trên cùng gây tắc các lỗ chân lông.

Trị mụn bằng cách giữ vệ sinh da mặt và dùng thuốc trị mụn phù hợp
Sử dụng thuốc trị mụn đồng thời giữ vệ sinh da mặt (ảnh minh họa)

Nếu tình trạng của bạn không cải thiện, bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh để giảm lượng vi khuẩn trên da. Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.

Có thể bác sỹ sẽ cân nhắc đến việc cho bạn dùng vitamin A tổng hợp dạng kem bôi. Đây là loại thuốc có tác dụng làm thoáng lỗ chân lông bằng việc điều chỉnh sự phát triển của các tế bào da.

[lo_irp post=’104107′]

Ngoài ra, còn một cách điều trị hiệu quả hơn đó là điều trị vitamin A đường uống. Cách này sẽ làm thu nhỏ tuyến sản xuất bã nhờn tại các nang lông. Phương pháp có thể gây ra tác dụng phụ nên cần sự theo dõi của bác sĩ.

Thói quen chăm sóc da bị mụn

Chăm sóc da bị mụn cũng là bước quan trọng trong việc điều trị mụn. Nếu có thể biến những việc dưới đây thành thói quen, bạn sẽ nhanh chóng hết mụn:

Rửa sạch mặt một cách nhẹ nhàng (không quá 2 lần/ ngày) với sữa rửa mặt loại nhẹ để loại bỏ dầu, tế bào chết và vi khuẩn.

Giữ vệ sinh da mặt đúng cách và không dùng tay nặn mụn
Không dùng tay nặn mụn (ảnh minh họa)

Không để tóc buông xuống mặt vì dầu ở tóc đọng lại trên mặt và làm cho tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Luôn buông tóc gọn gàng về phía sau khi đi ngủ.

Không nặn mụn. Việc nặn mụn sẽ làm cho tình trạng viêm nặng hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo.

Tránh tiếp xúc quá lâu dưới ánh sáng mặt trời và đèn tia cực tím.

Không để cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Thu nạp lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn uống các loại rau xanh và trái cây

Facebook
Twitter
LinkedIn