11 sự thật về trẻ sơ sinh khiến người lớn bất ngờ

Có vài sự thật thú vị về trẻ sơ sinh mà không phải ai cũng biết. Thì ra trẻ sơ sinh cũng có những bí mật ngay từ khi mới chào đời.

1. Phân su của trẻ sơ sinh không có mùi

Phân su được tạo thành từ chất nhầy, dịch tử cung và những gì trẻ tiêu hóa được khi còn trong bụng mẹ. Lúc này, vi khuẩn đường ruột chưa có khả năng để làm phân bé bốc mùi.

Chỉ từ khi bé bú mẹ, vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập vào đường ruột. Phân chuyển sang màu vàng, xanh hoặc nâu. Cùng theo đó là một mùi đặc trưng quen thuộc.

Lần phân đầu tiên của trẻ sơ sinh không có mùi
Phân su của trẻ sơ sinh thực chất không có mùi (Photo by: 123rf)

2. Bé có thể ngừng thở trong giây lát.

Thỉnh thoảng tạm ngừng thở là điều bình thường ở trẻ sơ sinh. Bé có thể tạm dừng việc thở trong vòng từ 5-10 giây. Bấy nhiêu đó cũng đủ để bố mẹ hoảng hốt rồi.

Việc ngưng thở sẽ không còn là bình thường nữa nếu thời gian ngừng thở kéo dài và bé trở nên tím tái. Lúc này cần cấp cứu cho bé ngay. Theo dõi nhịp thở của bé để biết được tình trạng sức khỏe và những bất thường có thể xảy ra.

Trẻ có thể ngừng thở trong giây lát
Sự thật này sẽ khiến các phụ huynh lo lắng (ảnh minh họa)

3. Amidan của bé có các nhú vị giác

Trẻ sơ sinh có số lượng các nhú vị giác giống người trưởng thành. Điều khác biệt là các nhú vị giác này rải rác trên diện tích rộng. Cả trên amidan và họng sau cũng xuất hiện nhú vị giác.
[lo_irp post=’104552′]
Mới sinh, trẻ chỉ có thể nếm được vị ngọt, đắng và chua. Đến khi 5 tháng tuổi, trẻ mới nhận biết được vị mặn. Tuy nhiên, em bé không ăn được thức ăn có muối cho đến khi 4 tuổi. Việc cho bé ăn muối sớm sẽ làm ảnh hưởng đến thận của bé
Trẻ sơ sinh không thể ăn muối
Nhú vị giác của trẻ phân bố ở nhiều nơi hơn (ảnh minh họa)
Khi bắt đầu ăn dặm, bé có xu hướng thích ăn những thứ mà mẹ đã ăn khi mang thai và cho con bú. Có thể là do trí nhớ vị giác của bé khi còn trong bụng và khi bú sữa mẹ.

4. Bé khóc không có nước mắt trong tuần đầu tiên

Khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, nước mắt trẻ sẽ xuất hiện. Vì vậy, các lần khóc đầu tiên thường không có nước mắt. Ba mẹ không nên lo lắng về điều này.
Trẻ sơ sinh chưa có nước mắt ở giai đoạn đầu
Trẻ sơ sinh hay khóc nước mắt cá sấu đấy (ảnh minh họa)

5. Trẻ sơ sinh cũng có “ngực”

Khi mới sinh, cả bé trai và gái đều trông có vẻ như có ngực với kích thướt nhỏ. Sữa cũng có thể tiết ra từ ngực của bé.
Ngực xuất hiện là vì bé đã hấp thu estrogen từ mẹ. Lượng estrogen này sẽ biến mất trong vòng vài tuần sau sinh. Bạn không nên bóp các cục xuất hiện ở ngực của bé.
Trẻ sơ sinh cũng có ngực
Ngực của trẻ sơ sinh lúc đầu to (ảnh minh họa)

6. Tất cả các trẻ sơ sinh đều biết bơi

Bé sống hoàn toàn trong môi trường nước ối suốt 9 tháng. Đây là lý do bé có thể bơi được khi vừa sinh ra. Một khi nhau thai còn trong bụng mẹ và em bé vẫn còn chưa cắt rốn, bé vẫn có thể thở qua nhau thai.
Tuy nhiên, khả năng bơi sẽ dần mất đi sau khi bé được sinh ra.
Trẻ sơ sinh đã quen với môi trường nước ối
Trẻ sơ sinh vốn đã sống trong môi trường nước ối trong suốt thời gian trong bụng mẹ (ảnh minh họa)

7. Trẻ vừa sinh ra đã bị cận thị

Trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần. Các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe, trẻ sẽ không nhìn rõ như người cận thị.

Các bé có thể nhìn thấy rõ nét các hình khối trong khoảng cách 20-40cm. Bé đặc biệt thích nhìn vào khuôn mặt người hơn là các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.

Trẻ sơ sinh chỉ nhìn rõ được đối tượng gần nhất
Trẻ sơ sinh chưa thể nhìn thấy các vật ở xa một cách rõ ràng (ảnh minh họa)

8. Trẻ sơ sinh có thể sợ hãi chính bản thân mình

Bé mới sinh thường rất dễ bị giật mình. Một tiếng động lớn, ánh sáng hay chuyển động đột ngột cũng khiến bé giật mình. Ngay cả tiếng khóc của chính mình cũng có thể làm bé sợ hãi.

Trẻ rất dễ sợ hãi những tiếng động lạ
Trẻ có thể sợ hãi chính tiếng khóc của mình (ảnh minh họa)

Bé giật mình sẽ vung tay sang hai bên, sau đó ngay lập tức thu tay lại về phía cơ thể mình.. Đây được gọi là phản xạ Moro cho thấy bé đang bị mất cân bằng. Mẹ cần phải ở cạnh bé, đề phòng bé có thể bị té ngã.

9. Trẻ không thể tự duỗi ngón tay

Khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ không thể tự xòe bàn tay ra được. Kể cả khi bạn uốn ngón tay bé ra, nó cũng tự động cụp trở lại ngay sau đó.

Ngón tay của trẻ chưa duỗi thẳng được
Các ngón tay của trẻ sơ sinh vốn chưa duỗi thẳng được (ảnh minh họa)

10. Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn

270 là số lượng xương ở trẻ sơ sinh. Theo thời gian, một số xương liên kết với nhau tạo thành hệ thống xương. Kết quả là khi trưởng thành, chúng ta chỉ còn lại 206 chiếc xương.

Sự thật là trẻ sơ sinh hơn người lớn ở số lượng những chiếc xương
Trẻ sơ sinh vốn có nhiều xương hơn người lớn (ảnh minh họa)

11. Trẻ sơ sinh cười nhiều gấp 50 lần người lớn

Trung bình, trẻ sơ sinh cười 300 lần/ ngày. Trong khi người lớn chỉ cười vào khoảng 60 lần/ ngày. Đây là lý do trẻ em luôn hạnh phúc hơn người lớn.

Trẻ em cười rất nhiều
Chúng ta thấy trẻ em luôn vui vẻ và cười thật tươi (ảnh minh họa)
Facebook
Twitter
LinkedIn